Tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo Công văn 5654/TCT-TTKT 2023?
Tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết theo Công văn 5654/TCT-TTKT 2023?
Ngày 13/12/2023, Tổng cục Thuế có Công văn 5654/TCT-TTKT về việc tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
Trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, vấn đề về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết để ngăn ngừa việc lợi dụng hành vi chuyển giá tránh thuế TNDN là một trong những vấn đề trọng tâm của công tác quản lý thuế, được Chính phủ và Bộ Tài chính đặc biệt quan tâm.
Nhằm tăng cường công tác quản lý thuế, tránh thất thu ngân sách nhà nước, tạo sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế thực hiện một số công việc sau:
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết có rủi ro cao về giá chuyển nhượng:
Đẩy mạnh công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế, phân tích hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết trên địa bản; rà soát, tổng hợp thông tin từ các nguồn về ngành nghề hoạt động, loại hình doanh nghiệp, tình trạng đầu tư, tình hình kê khai, điều chỉnh giá giao dịch liên kết... để nhận diện các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro về giá chuyển nhượng (như doanh nghiệp phát sinh doanh thu, chi phí với các bên liên kết có giá trị lớn hoặc chiếm tỷ trọng cao; doanh nghiệp kê khai lỗ lớn và liên tục nhiều năm nhưng vẫn mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh; có doanh thu tăng trưởng nhưng số thuế phải nộp ngân sách nhà nước thấp;...).
Qua đó, tiến hành thu thập thông tin, tài liệu để phân tích chuyên sâu và xác định các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về giá chuyển nhượng
Cục Thuế căn cứ hướng dẫn tại Công văn 5127/TCT-TTKT ngày 16/11/2023 về việc hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024 để thực hiện đưa các doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro cao về giá chuyển nhượng (nêu trên) vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2024 theo quy định; trong đó xác định cụ thể là thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan trên địa bàn để đẩy mạnh công tác chống chuyển giá:
+ Phối hợp với các Sở, ban, ngành, cơ quan báo chí địa phương tuyên truyền, phổ biến đến các doanh nghiệp trên địa bàn về pháp luật thuế trong đó có pháp luật về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đồng thời cung cấp các thông tin về chính sách quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đồng thời.
+ Tăng cường trao đổi, thu thập thông tin, dữ liệu của các doanh nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết, đặc biệt là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn phục vụ công tác quản lý thuế.
+ Nắm bắt thông tin thường xuyên, liên tục để phát hiện dấu hiệu vi phạm, ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận có quy mô lớn, có tính chất phức tạp, các hình thức chuyển giá, tránh thuế mới. Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm hình sự, kịp thời chuyển cơ quan công an để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Về tăng cường công tác đào tạo, học tập và chia sẻ kinh nghiệm:
+ Tổ chức các lớp đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ thuế về ngoại ngữ và chuyên môn, tổ chức hội nghị tập huấn chia sẻ kinh nghiệm và vướng mắc phát sinh trong công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp phát sinh giao dịch liên kết tại cơ quan thuế địa phương.
+ Tích cực trao đổi, thảo luận tại các hội nghị, hội thảo về giá chuyển nhượng do Tổng cục Thuế phối hợp với các tổ chức quốc tế thực hiện. Tham dự đầy đủ các khóa đào tạo về thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng do Tổng cục Thuế tổ chức.
- Về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật cho cộng đồng doanh nghiệp:
- Tổ chức các hội nghị đối thoại doanh nghiệp với cơ quan thuế; phối hợp với các Hiệp hội doanh nghiệp, các Ban ngành liên quan tại địa phương, tăng cường hỗ trợ, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc cho các doanh nghiệp thông qua nhiều hình thức: văn bản, điện tử, website... để tuyên truyền về pháp luật thuế, chuyển giá, nâng cao nhận thức trong doanh nghiệp .
Chủ động phối hợp với các cơ quan phát thanh, truyền hình, báo đài tại địa phương để xây dựng các chương trình tuyên truyền phổ biến pháp luật thuế nói chung và pháp luật thuế về giao dịch liên kết nói riêng.
Tăng cường quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết (Hình từ Internet)
Trường hợp phát sinh giao dịch liên kết
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 132/2020/NĐ-CP quy định về các bên có quan hệ liên kết cụ thể như sau:
Các bên có quan hệ liên kết
1. Các bên có quan hệ liên kết (sau đây viết tắt là “bên liên kết”) là các bên có mối quan hệ thuộc một trong các trường hợp:
a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác.
Tổng hợp văn bản về giao dịch liên kết
Xem tổng hợp văn bản về giao dịch liên kết: TẠI ĐÂY
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức thanh toán khoán tiền công tác phí theo tháng đối với cán bộ cấp xã là bao nhiêu? Điều kiện để được thanh toán công tác phí?
- Cấp định danh cho doanh nghiệp, hợp tác xã đến 30/6/2025 phấn đấu đạt bao nhiêu phần trăm?
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?