Tần suất triệu tập Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
- Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc có phải là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không?
- Tần suất triệu tập Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
- Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc có phải là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam không?
Căn cứ tại Điều 5 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về các cơ quan của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam
Các cơ quan của Hiệp hội
1. Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội.
2. Hội đồng công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc.
3. Ban Thường vụ Hiệp hội là cơ quan điều hành của Hiệp hội giữa hai kỳ họp của Hội đồng công chứng viên toàn quốc.
4. Văn phòng Hiệp hội, các cơ quan giúp việc của Hội đồng công chứng viên toàn quốc.
Theo đó, Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội.
Ngoài ra, Hội đồng công chứng viên toàn quốc là cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội giữa hai kỳ Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc.
Lưu ý: Tôn chỉ, mục đích của Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được quy định tại Điều 1 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023, ,cụ thể như sau:
- Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các công chứng viên, Hội công chứng viên các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Hội công chứng viên) là hội viên của Hiệp hội trong phạm vi cả nước;
- Thực hiện chế độ tự quản nhằm xây dựng các giá trị, chuẩn mực của công chứng viên Việt Nam;
- Phát triển đội ngũ công chứng viên có phẩm chất đạo đức tốt, trình độ chuyên môn, tinh thần trách nhiệm cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và phục vụ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội.
Tần suất triệu tập Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc
Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc
1. Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc do Hội đồng công chứng viên toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ 05 (năm) năm một lần. Quá thời hạn 06 (sáu) tháng kể từ ngày đến hạn tổ chức Đại hội nhiệm kỳ mà Hội đồng công chứng viên toàn quốc không triệu tập Đại hội thì Ban Thường vụ Hiệp hội có trách nhiệm báo cáo cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc có thể được triệu tập bất thường theo quyết định của Hội đồng công chứng viên toàn quốc hoặc theo yêu cầu của ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp phải sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội, bầu bổ sung Ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc khi khuyết ít nhất 1/3 (một phần ba) số lượng Ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc hoặc quyết định những vấn đề quan trọng khác thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc.
Như vậy, Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc do Hội đồng công chứng viên toàn quốc triệu tập theo nhiệm kỳ 05 (năm) năm một lần.
Ngoài ra, Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc gồm:
- Đại biểu đương nhiên là Ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc đương nhiệm và các Ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc đã miễn nhiệm do không tái cử Chủ tịch Hội công chứng viên tại Đại hội nhiệm kỳ của Hội công chứng viên trước Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc;
- Đại biểu được Đại hội nhiệm kỳ hoặc bất thường của các Hội công chứng viên bầu với số lượng theo sự phân bổ của Ban Thường vụ Hiệp hội;
- Đại biểu do Ban Thường vụ Hiệp hội chỉ định, nhưng không quá 2% (hai phần trăm) số lượng đại biểu tham dự Đại hội.
Tần suất triệu tập Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc là bao nhiêu theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)
Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Điều lệ Hiệp hội công chứng viên Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định 1178/QĐ-BTP năm 2023 về Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc
Theo đó, Đại hội đại biểu công chứng viên toàn quốc có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thảo luận và thông qua báo cáo của Hội đồng công chứng viên toàn quốc về kết quả thực hiện Nghị quyết nhiệm kỳ trước, phương hướng hoạt động của Hiệp hội nhiệm kỳ tiếp theo;
- Thông qua việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội (nếu có);
- Quyết định số lượng và bầu Ủy viên Hội đồng công chứng viên toàn quốc;
- Thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng khác theo đề nghị của Hội đồng công chứng viên toàn quốc hoặc của Ban Thường vụ Hiệp hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?