Tần số vô tuyến điện có tần số là bao nhiêu? Nhà nước có cần phải hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện hay không?
Tần số vô tuyến điện có tần số là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 như sau:
Tần số vô tuyến điện là tần số của sóng vô tuyến điện.
Sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
...
Theo đó, sóng vô tuyến điện là sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 gigahéc (GHz) truyền lan tự do trong không gian, không có dẫn sóng nhân tạo.
Như vậy, tần số vô tuyến điện có tần số hấp hơn 3000 gigahéc (GHz).
Nhà nước có cần phải hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 như sau:
Chính sách của Nhà nước về tần số vô tuyến điện
1. Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực, cơ sơ vật chất - kỹ thuật để bảo đảm quản lý sử dụng hiệu quả tần số vô tuyến điện.
2. Tăng cường hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
3. Ưu tiên sử dụng tần số vô tuyến điện ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, dịch bệnh.
4. Ưu tiên, khuyến khích việc nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ sử dụng hiệu quả phổ tần số vô tuyến điện.
5. Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức tham gia đăng ký vị trí quỹ đạo vệ tinh.
Theo đó, chính sách của Nhà nước về tần số vô tuyến điện là tăng cường hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện để bảo vệ lợi ích của Nhà nước, chủ quyền quốc gia về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh.
Cho nên, việc hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện là một trong các chính sách cần thiết và quan trọng với quốc gia.
Tần số vô tuyến điện (Hình từ Internet)
Bộ nào chịu trách nhiệm về tần số vô tuyến điện?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện; ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị vô tuyến điện, phát xạ vô tuyến điện, tương thích điện từ, an toàn bức xạ vô tuyến điện;
b) Phê duyệt hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch tần số vô tuyến điện; phân bổ băng tần phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; quy định điều kiện phân bổ, ấn định và sử dụng tần số vô tuyến điện;
c) Cấp, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện; quản lý lệ phí cấp giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện, phí sử dụng tần số vô tuyến điện theo quy định của phập luật về phí và lệ phí;
d) Tổ chức việc phối hợp tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế; đăng ký tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh với tổ chức quốc tế;
đ) Kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện, xử lý nhiễu có hại;
e) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tần số vô tuyến điện;
g) Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện;
h) Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ vô tuyến điện, cấp Chứng chỉ vô tuyến điện viên;
i) Tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tần số vô tuyến điện.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện tại địa phương.
Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông là bộ chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về tần số vô tuyến điện.
Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện có theo nguyên tắc bình đẳng hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Tần số vô tuyến điện 2009 như sau:
Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện
1. Hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện bao gồm:
a) Ký kết điều ước quốc tế và thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện;
b) Đăng ký, phối hợp quốc tế về tần số vô tuyến điện và quỹ đạo vệ tinh;
c) Trao đổi thông tin, kinh nghiệm về tần số vô tuyến điện nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện của Việt Nam, phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới;
d) Thiết lập, phát triển quan hệ hợp tác về quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện với các quốc gia, vùng lãnh thổ; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực; xây dựng và thực hiện chương trình, dự án quốc tế về tần số vô tuyến điện.
3. Bộ Ngoại giao chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục ký kết các thoả thuận quốc tế về tần số vô tuyến điện.
Theo đó, việc hợp tác quốc tế về tần số vô tuyến điện phải được thực hiện theo nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?