Tấn công mạng có phải là hành vi sử dụng công nghệ thông tin gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông không?
- Tấn công mạng có phải là hành vi sử dụng công nghệ thông tin gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông không?
- Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông có được xem là hành vi tấn công mạng không?
- Tấn công mạng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia được xem là tình huống nguy hiểm về an ninh mạng đúng hay không?
- Lực lượng bảo vệ an ninh mạng bao gồm?
Tấn công mạng có phải là hành vi sử dụng công nghệ thông tin gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông không?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật An ninh mạng 2018 có quy định giải thích định nghĩa tấn công mạng như sau:
Giải thích từ ngữ
...
8. Tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì tấn công mạng là hành vi sử dụng không gian mạng, công nghệ thông tin hoặc phương tiện điện tử để phá hoại, gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
Do đó, hành vi sử dụng công nghệ thông tin gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông là tấn công mạng.
Tấn công mạng có phải là hành vi sử dụng công nghệ thông tin gây gián đoạn hoạt động của mạng viễn thông không? (Hình từ Internet)
Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông có được xem là hành vi tấn công mạng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật An ninh mạng 2018 quy định về các hành vi được xem là hành vi tấn công mạng, hành vi có liên quan đến tấn công mạng bao gồm:
- Phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;
- Gây cản trở, rối loạn, làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, ngăn chặn trái phép việc truyền đưa dữ liệu của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử;
- Xâm nhập, làm tổn hại, chiếm đoạt dữ liệu được lưu trữ, truyền đưa qua mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử;
- Xâm nhập, tạo ra hoặc khai thác điểm yếu, lỗ hổng bảo mật và dịch vụ hệ thống để chiếm đoạt thông tin, thu lợi bất chính;
- Sản xuất, mua bán, trao đổi, tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm có tính năng tấn công mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử để sử dụng vào mục đích trái pháp luật;
- Hành vi khác gây ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, cơ sở dữ liệu, phương tiện điện tử.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì phát tán chương trình tin học gây hại cho mạng viễn thông được xem là hành vi tấn công mạng.
Tấn công mạng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia được xem là tình huống nguy hiểm về an ninh mạng đúng hay không?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 21 Luật An ninh mạng 2018 quy định về phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng như sau:
Phòng ngừa, xử lý tình huống nguy hiểm về an ninh mạng
1. Tình huống nguy hiểm về an ninh mạng bao gồm:
a) Xuất hiện thông tin kích động trên không gian mạng có nguy cơ xảy ra bạo loạn, phá rối an ninh, khủng bố;
b) Tấn công vào hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia;
c) Tấn công nhiều hệ thống thông tin trên quy mô lớn, cường độ cao;
d) Tấn công mạng nhằm phá hủy công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng về an ninh quốc gia;
đ) Tấn công mạng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia; gây tổn hại đặc biệt nghiêm trọng trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Theo đó, tấn công mạng xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia được xem là tình huống nguy hiểm về an ninh mạng.
Lực lượng bảo vệ an ninh mạng bao gồm?
Căn cứ quy định Điều 30 Luật An ninh mạng 2018 quy định về lực lượng bảo vệ an ninh mạng như sau:
Lực lượng bảo vệ an ninh mạng
1. Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
3. Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Như vậy, lực lượng bảo vệ an ninh mạng gồm có:
- Lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Lực lượng bảo vệ an ninh mạng được bố trí tại Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hệ thống thông tin quan trọng về an ninh quốc gia.
- Tổ chức, cá nhân được huy động tham gia bảo vệ an ninh mạng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?
- Tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi có phải nộp phí bảo hiểm tiền gửi không? Ngân hàng nào không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi?
- Lời nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 cuối kì 1? Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 học kì 1?
- Tải mẫu mới nhất: Bảng tổng hợp dự toán gói thầu thi công xây dựng? Quy định về việc xác định và thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự toán gói thầu?