Tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? Các bên ký kết có được thỏa thuận việc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế không?
Tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:
Tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết Việt Nam thực hiện để tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần thỏa thuận quốc tế.
Theo quy định trên, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế là hành vi do bên ký kết Việt Nam thực hiện để tạm ngừng thực hiện toàn bộ hoặc một phần thỏa thuận quốc tế.
Tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế là gì? (Hình từ Internet)
Các bên ký kết có được thỏa thuận việc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:
Chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế
1. Thỏa thuận quốc tế có thể bị chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
2. Bên ký kết Việt Nam phải chấm dứt hiệu lực hoặc rút khỏi thỏa thuận quốc tế nếu quá trình thực hiện thỏa thuận quốc tế có sự vi phạm một trong các nguyên tắc quy định tại Điều 3 của Luật này.
3. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế thì có thẩm quyền quyết định việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế đó.
4. Trình tự, thủ tục chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế được tiến hành tương tự trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.
5. Cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cơ quan trung ương của tổ chức thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế quy định tại các mục 1, 2, 3, 4, 5 và 7 Chương II của Luật này trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có hiệu lực.
Như vậy, thỏa thuận quốc tế có thể bị chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện theo quy định của thỏa thuận quốc tế đó hoặc theo thỏa thuận giữa bên ký kết Việt Nam và bên ký kết nước ngoài.
Do đó các bên ký kết được thỏa thuận việc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế.
Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định việc ký kết thỏa thuận quốc tế thì có thẩm quyền quyết định việc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế đó.
Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế được tiến hành tương tự trình tự, thủ tục ký kết thỏa thuận quốc tế quy định tại Luật này.
Cơ quan, tổ chức liên quan thông báo cho Bộ Ngoại giao về việc tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày việc chấm dứt hiệu lực, rút khỏi, tạm đình chỉ thực hiện thỏa thuận quốc tế có hiệu lực.
Kinh phí ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế do nguồn nào cấp?
Căn cứ theo Điều 50 Luật Thỏa thuận quốc tế 2020 quy định như sau:
Kinh phí ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế
1. Kinh phí ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới được bảo đảm ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan và các nguồn tài trợ khác theo quy định của pháp luật
2. Kinh phí ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức được bảo đảm từ nguồn tài chính của tổ chức và các nguồn tài trợ khác theo quy định của pháp luật.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, kinh phí ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ cơ quan nhà nước ở trung ương, cơ quan nhà nước cấp tỉnh, tổng cục, cục thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã ở khu vực biên giới được bảo đảm ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên của các cơ quan và các nguồn tài trợ khác theo quy định của pháp luật.
Kinh phí ký kết và thực hiện thỏa thuận quốc tế nhân danh cơ quan trung ương của tổ chức, cơ quan cấp tỉnh của tổ chức được bảo đảm từ nguồn tài chính của tổ chức và các nguồn tài trợ khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giao thừa bạn bè Tết Nguyên Đán Ất Tỵ? Tết Nguyên Đán Ất Tỵ người lao động được nghỉ mấy ngày?
- Mẫu phiếu biểu quyết họp đại hội đồng cổ đông mới nhất? Các hình thức biểu quyết tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kon Tum? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Kon Tum chi tiết?
- Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết Ất Tỵ 2025? Bài tuyên truyền truyền phòng chống cháy nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Điểm bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk? Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 Đắk Lắk chi tiết?