Tải về mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào?

Tải mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào? Việc cấp số và thời gian ban hành công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế được thực hiện ra sao? Hợp đồng kinh tế chấm dứt trong trường hợp nào?

Tải mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào?

Hợp đồng kinh tế là sự thỏa thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp hoặc cá nhân về việc thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế thường được đưa ra trong trường hợp mà một bên tham gia hợp đồng kinh tế không thể hoàn thành các nghĩa vụ hoặc công việc theo đúng thời hạn đã thỏa thuận. Việc gia hạn giúp các bên kéo dài thời gian thực hiện mà không cần ký kết hợp đồng mới, đảm bảo duy trì mối quan hệ hợp tác và hoàn thành nghĩa vụ đã cam kết.

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế là mẫu nào, tuy nhiên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế sau đây:

mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế

TẢI VỀ Mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế

(Mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế trên chỉ mang tính chất tham khảo, người sử dụng mẫu cần chỉnh sửa, bổ sung nội dung biểu mẫu sao cho phù hợp tình hình thực tế)

Căn cứ quy định tại Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP thì công văn là một loại văn bản hành chính.

Tải về mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào?

Tải về mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào? (Hình từ Internet)

Theo đó, thể thức và kỹ thuật trình bày công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế như sau:

(A) Về thể thức

Tại Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản như sau:

- Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.

- Thể thức văn bản hành chính (công văn) bao gồm các thành phần chính:

(1) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.

(2) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.

(3) Số, ký hiệu của văn bản.

(4) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.

(5) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.

(6) Nội dung văn bản.

(7) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.

(8) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.

(9) Nơi nhận.

Ngoài các thành phần nêu trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác gồm:

(10) Phụ lục.

(11) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.

(12) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.

(13) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.

(B) Về kỹ thuật trình bày

Kỹ thuật trình bày Công văn bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày Công văn được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Khổ giấy: Khổ A4 (210 mm x 297 mm).

- Kiểu trình bày: Theo chiều dài của khổ A4. Trường hợp nội dung văn bản có các bảng, biểu nhưng không được làm thành các phụ lục riêng thì văn bản có thể được trình bày theo chiều rộng.

- Định lề trang: Cách mép trên và mép dưới 20 - 25 mm, cách mép trái 30 - 35 mm, cách mép phải 15 - 20 mm.

- Phông chữ: Phông chữ tiếng Việt Times New Roman, bộ mã ký tự Unicode theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6909:2001, màu đen.

- Cỡ chữ và kiểu chữ: Theo quy định cụ thể cho từng yếu tố thể thức.

- Vị trí trình bày các thành phần thể thức: Được thực hiện theo Mục IV Phần I Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.

- Số trang văn bản: Được đánh từ số 1, bằng chữ số Ả Rập, cỡ chữ 13 đến 14, kiểu chữ đứng, được đặt canh giữa theo chiều ngang trong phần lề trên của văn bản, không hiển thị số trang thứ nhất.

(Lưu ý: Nghị định 30/2020/NĐ-CP chỉ áp dụng đối với cơ quan, tổ chức nhà nước và doanh nghiệp nhà nước; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp)

Việc cấp số và thời gian ban hành công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế được thực hiện ra sao?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, việc cấp số và thời gian ban hành văn bản (công văn) được quy định cụ thể như sau:

(1) Số và thời gian ban hành văn bản được lấy theo thứ tự và trình tự thời gian ban hành văn bản của cơ quan, tổ chức trong năm (bắt đầu liên tiếp từ số 01 vào ngày 01 tháng 01 và kết thúc vào ngày 31 tháng 12 hàng năm). Số và ký hiệu văn bản của cơ quan, tổ chức là duy nhất trong một năm, thống nhất giữa văn bản giấy và văn bản điện tử.

- Việc cấp số văn bản quy phạm pháp luật: Mỗi loại văn bản quy phạm pháp luật được cấp hệ thống số riêng.

- Việc cấp số văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực quy định.

- Việc cấp số văn bản hành chính do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định.

(2) Đối với văn bản giấy, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn bản mật được cấp hệ thống số riêng.

(3) Đối với văn bản điện tử, việc cấp số, thời gian ban hành được thực hiện bằng chức năng của Hệ thống.

Hợp đồng kinh tế chấm dứt trong trường hợp nào?

Căn cứ quy định tại Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 thì hợp đồng kinh tế chấm dứt trong các trường hợp sau:

- Hợp đồng đã được hoàn thành;

- Theo thỏa thuận của các bên;

- Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

- Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

- Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

- Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 Bộ luật Dân sự 2015;

- Trường hợp khác do luật quy định.

Hợp đồng kinh tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về mẫu công văn đề nghị gia hạn hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Thể thức và kỹ thuật trình bày công văn này thế nào?
Pháp luật
Tải mẫu phụ lục gia hạn hợp đồng kinh tế chuẩn nhất hiện nay? Hợp đồng kinh tế chấm dứt khi nào?
Pháp luật
Mẫu phụ lục hợp đồng kinh tế mới nhất hiện nay? Tải về mẫu ở đâu? Phụ lục hợp đồng kinh tế là gì?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng kinh tế 2024 như thế nào? Tải về mẫu hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại năm 2024 ở đâu?
Pháp luật
Trong hợp đồng kinh tế, các bên thỏa thuận chọn một Tòa án cụ thể trước để giải quyết vụ án khi có tranh chấp xảy ra có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng kinh tế
42 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng kinh tế

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng kinh tế

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào