Tại trường mầm non, tiêu chuẩn số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo từ 3 - 4 tuổi là bao nhiêu trẻ theo quy định?
Ngoài trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư thì còn những loại hình trường mầm non nào khác hay không?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT về các loại hình của trường mầm non như sau:
Các loại hình của trường mầm non
1. Trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư, bảo đảm điều kiện hoạt động và đại diện chủ sở hữu.
2. Trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động.
3. Trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động.
Theo quy định nêu trên, có 03 loại hình trường mầm non bao gồm:
- Trường mầm non công lập;
- Trường mầm non dân lập;
- Trường mầm non tư thục.
Như vậy, ngoài trường mầm non công lập do Nhà nước đầu tư thì còn có trường mầm non dân lập và trường mầm non tư thục.
Tại trường mầm non, tiêu chuẩn số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo từ 3 - 4 tuổi là bao nhiêu trẻ theo quy định? (Hình từ Internet).
Tiêu chuẩn số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo từ 3 - 4 tuổi là bao nhiêu trẻ theo quy định pháp luật?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT quy định về nhóm trẻ, lớp mẫu giáo như sau:
Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1. Trẻ em được tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a) Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;
b) Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
Đồng thời, tại tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3907:2011 quy định về số lượng trẻ tại các lớp mầm non phân chia theo độ tuổi.
3. Quy định chung
...
3.2. Số lượng trẻ được phân chia thành nhóm trẻ - lớp mẫu giáo theo độ tuổi:
a) Đối với nhóm trẻ có độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
b) Đối với lớp mẫu giáo có độ tuổi từ ba tuổi đến sáu tuổi. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 đến 4 tuổi: 25 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 4 đến 5 tuổi: 30 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 5 đến 6 tuổi: 35 trẻ.
Theo đó, tiêu chuẩn số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo hiện nay là:
(1) Đối với nhóm trẻ có độ tuổi từ 3 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi. Số trẻ tối đa trong một nhóm trẻ quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 3 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ.
(2) Đối với lớp mẫu giáo có độ tuổi từ ba tuổi đến sáu tuổi. Số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 đến 4 tuổi: 25 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 4 đến 5 tuổi: 30 trẻ;
- Lớp mẫu giáo 5 đến 6 tuổi: 35 trẻ.
Như vậy, tiêu chuẩn số trẻ tối đa trong một lớp mẫu giáo từ 3 - 4 tuổi là 25 trẻ em.
Góc dưới bên trái Biển tên trường mầm non có những thông tin nào theo quy định?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định đặt tên trường, biển tên trường như sau:
Tên trường, biển tên trường
1. Đặt tên trường
a) Tên trường gồm: Trường mầm non (hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ) và tên riêng của trường. Tên trường được ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và các giấy tờ giao dịch.
b) Tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và quy định về sở hữu trí tuệ.
2. Biển tên trường
a) Góc trên bên trái:
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp huyện và tên đơn vị cấp huyện;
- Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b) Ở giữa: Tên nhà trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
c) Góc dưới bên trái: Địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
Như vậy, theo quy định nêu trên, thông tin ở góc dưới bên trái của Biển tên trường thể hiện địa chỉ, số điện thoại, trang web (nếu có), địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lễ cúng ông Công ông Táo là gì? Cúng ông Công ông Táo Tết Nguyên đán vào ngày mấy? Lịch nghỉ Tết Nguyên đán?
- Vùng đồng bào dân tộc thiểu số là gì? Vùng đồng bào dân tộc thiểu số được phân định như thế nào?
- Luật Dân sự là gì? Pháp luật dân sự là gì? Theo nguyên tắc, cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện và chấm dứt quyền, nghĩa vụ như thế nào?
- Thời gian tạm ngừng hoạt động công ty luật nước ngoài là bao lâu? Báo cáo về tạm ngừng hoạt động công ty luật có nội dung gì?
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?