Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển hóa thành công ty cổ phần số dư các khoản đầu tư tài chính được sử dụng để làm gì?
- Số dư các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển hóa thành công ty cổ phần được sử dụng để làm gì?
- Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển hóa thành công ty cổ phần theo phương pháp tài sản là khi nào?
- Các tổ chức tín dụng xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản có được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính không?
Số dư các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển hóa thành công ty cổ phần được sử dụng để làm gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 126/2017/NĐ-CP về các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi như sau:
Các khoản dự phòng, lỗ hoặc lãi
1. Số dư các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi (nếu có) tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại hoàn nhập vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.
2. Đối với khoản dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây dựng tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp, doanh nghiệp cổ phần hóa được giữ lại số dư đã trích lập tương ứng với nghĩa vụ bảo hành theo hợp đồng còn hiệu lực.
...
Như vậy, trong trường hợp có số dư các khoản đầu tư tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển hóa thành công ty cổ phần thì sẽ được sử dụng để bù đắp các tổn thất theo quy định hiện hành, số còn lại hoàn nhập vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cổ phần hóa.
Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển hóa thành công ty cổ phần số dư các khoản đầu tư tài chính được sử dụng để làm gì? (Hình từ Internet)
Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp khi chuyển hóa thành công ty cổ phần theo phương pháp tài sản là khi nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 126/2017/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Doanh nghiệp cổ phần hóa” là doanh nghiệp thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Nghị định này thực hiện chuyển đổi thành công ty cổ phần theo quy định tại Nghị định này.
2. “Thời điểm quyết định cổ phần hóa” là ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.
3. “Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa” do cơ quan đại diện chủ sở hữu lựa chọn phù hợp với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp. Trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản, thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất sau thời điểm quyết định cổ phần hóa.
4. “Thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp” là ngày cơ quan đại diện chủ sở hữu ban hành quyết định công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
5. “Thời điểm doanh nghiệp cổ phần hóa chuyển sang công ty cổ phần” là ngày doanh nghiệp cổ phần hóa được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần lần đầu.
...
Theo đó, cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa phù hợp với phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
Và, trường hợp xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản thì thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là ngày khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính quý hoặc năm gần nhất sau thời điểm quyết định cổ phần hóa.
Các tổ chức tín dụng xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản có được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Nghị định 126/2017/NĐ-CP về giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản như sau:
Giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa theo phương pháp tài sản
...
3. Đối với các tổ chức tài chính, tín dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản được sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ và các loại tài sản khác nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác và giá trị quyền sử dụng đất theo chế độ Nhà nước quy định.
4. Đối với tài sản vô hình (trừ giá trị quyền sử dụng đất) doanh nghiệp cổ phần hóa có nhu cầu tiếp tục sử dụng phải xác định lại giá trị tài sản vô hình để tính vào giá trị doanh nghiệp. Việc xác định lại giá trị tài sản vô hình phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về thẩm định giá đo tổ chức có chức năng thẩm định giá xác định.
...
Như vậy, tổ chức tín dụng khi xác định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp tài sản có thể sử dụng kết quả kiểm toán báo cáo tài chính để xác định tài sản vốn bằng tiền, các khoản công nợ và các loại tài sản khác nhưng phải thực hiện kiểm kê, đánh giá đối với tài sản cố định, các khoản đầu tư tài chính vào doanh nghiệp khác và giá trị quyền sử dụng đất theo chế độ Nhà nước quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời dẫn chương trình hội nghị tổng kết cuối năm 2024 của chi bộ? Lời dẫn chương trình tổng kết chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Mẫu nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ mới nhất? Hướng dẫn cách viết nhận xét đảng viên dự bị của người giúp đỡ?
- Mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản sinh hoạt chi bộ cuối năm ở đâu?
- Viết đoạn văn giới thiệu một nhân vật trong cuốn sách em đã đọc lớp 5? Nhiệm vụ của học sinh tiểu học hiện nay?
- Thuốc bị thu hồi do vi phạm ở mức độ 1 thì có thu hồi giấy đăng ký lưu hành thuốc không? Thu hồi do vi phạm mức độ 1 có nghĩa là gì?