Tại sao lấy ngày 8/5 hằng năm là Ngày chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế? Ý nghĩa của ngày này?
- Tại sao lấy ngày 8/5 hằng năm là Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế? Ý nghĩa của ngày này? Quan hệ giữa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam với Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế?
- Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có được đăng ký mẫu tại Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không?
- Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có những nhiệm vụ nào theo quy định?
Tại sao lấy ngày 8/5 hằng năm là Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế? Ý nghĩa của ngày này? Quan hệ giữa Hội Chữ thập đỏ Việt Nam với Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế?
Người sáng lập phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế là một công dân Thụy Sĩ tên là Jean Henry Dunant. Ông sinh ngày 8.5.1828 và mất ngày 30.10.1910. Ông vốn là một thương gia và thường xuyên có những cuộc đi xa vì công việc.
Ðể ghi nhớ công lao của người sáng lập phong trào, ngày sinh của Henry Dunant (8/5) đã được lấy làm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế.
Năm 1948, Lễ kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ quốc tế đầu tiên được chính thức tổ chức. Đến năm 1984, Ngày Chữ thập đỏ quốc tế được đổi tên thành Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế. Ðây là dịp để những người làm công tác nhân đạo trên thế giới tự hào ôn lại truyền thống lịch sử lâu đời của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ. Trong gần 160 năm hoạt động, Phong trào cam kết luôn mang sự hỗ trợ nhân đạo phù hợp và kịp thời, không phân biệt đối xử tới các cộng đồng dễ bị tổn thương.
Năm nay (2024), Kỷ niệm Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế chọn chủ đề “Lan tỏa hành động nhân ái”. Nhân ái là tình yêu thương của con người với con người. Mọi người đều muốn thực hiện những hành động tử tế dù là nhỏ nhất hay đơn giản nhất. Ngay cả khi chúng ta được hưởng những điều tốt đẹp nhất, chúng ta vẫn luôn mong muốn mang đến những điều tốt đẹp cho những người xung quanh. Khi đó, chính chúng ta đều cảm thấy hạnh phúc.
Dẫn chiếu đến Điều 35 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định về quan hệ của Hội với các tổ chức quốc tế như sau:
Quan hệ của Hội với các tổ chức quốc tế
1. Hội có quan hệ với Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, các Hội quốc gia và các tổ chức quốc tế khác trong hoạt động nhân đạo trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
2. Không lợi dụng hoạt động nhân đạo làm phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức.
Theo đó, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có quan hệ với Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, các Hội quốc gia và các tổ chức quốc tế khác trong hoạt động nhân đạo trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của Phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, quy định của pháp luật Việt Nam, Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế.
Tại sao lấy ngày 8/5 hằng năm là Ngày chữ thập đỏ và trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế? Ý nghĩa của ngày này? (hình từ internet)
Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có được đăng ký mẫu tại Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế không?
Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được quy định tại Điều 23 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 như sau:
Biểu trưng của Hội
1. Hội có Biểu trưng riêng theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.
2. Biểu trưng của Hội do Ban Chấp hành Hội quyết định.
3. Biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được đăng ký mẫu tại Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế; các cơ quan nhà nước, có thẩm quyền của Việt Nam; được thông báo tới Hội Chữ thập đỏ, Hội Trăng lưỡi liềm đỏ, Hội Pha lê đỏ các nước, vùng lãnh thổ và các tổ chức liên quan khác ở trong và ngoài nước.
4. Mọi vi phạm trong việc sử dụng Biểu trưng Hội đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, biểu trưng của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được đăng ký mẫu tại Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế, Hiệp hội Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có những nhiệm vụ nào theo quy định?
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam có những nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 5 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018, gồm:
(i) Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
(ii) Vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo.
(iii) Tham gia giám sát và phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến hoạt động nhân đạo.
(iv) Tham mưu trình Chính phủ vận động, trợ giúp nhân dân nước khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng; tham gia cứu trợ quốc tế.
(v) Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác do Nhà nước giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?