Tài sản thế chấp của giao dịch dân sự vi phạm hình thức được chuyển giao cho bên thứ ba ngay tình mà tài sản chưa được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì giao dịch này có vô hiệu không?
- Có phải trường hợp nào giao dịch dân sự lập thành văn bản nhưng không công chứng theo quy định của pháp luật cũng bị vô hiệu không?
- Tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự vi phạm hình thức được dùng để thế chấp mà đã được chuyển giao cho bên nhận thế chấp thì hợp đồng thế chấp có bị vô hiệu không?
- Trường hợp tài sản thế chấp của giao dịch dân sự vi phạm hình thức được chuyển giao cho bên thứ ba ngay tình mà tài sản chưa được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì giao dịch này có vô hiệu không?
Có phải trường hợp nào giao dịch dân sự lập thành văn bản nhưng không công chứng theo quy định của pháp luật cũng bị vô hiệu không?
Có phải trường hợp nào giao dịch dân sự lập thành văn bản nhưng không công chứng theo quy định của pháp luật cũng bị vô hiệu không? (hình từ Internet)
Căn cứ Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Theo đó, giao dịch dân sự lập thành văn bản mà không công chứng theo quy định của pháp luật nhưng một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
Tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự vi phạm hình thức được dùng để thế chấp mà đã được chuyển giao cho bên nhận thế chấp thì hợp đồng thế chấp có bị vô hiệu không?
Căn cứ Điều 36 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giải quyết trường hợp tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để thế chấp
1. Trường hợp tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu được dùng để thế chấp mà đã được chuyển giao cho bên nhận thế chấp ngay tình trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 133 của Bộ luật Dân sự thì hợp đồng thế chấp không bị vô hiệu; quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 133 của Bộ luật Dân sự.
2. Chuyển giao tài sản thế chấp quy định tại khoản 1 Điều này là việc bên thế chấp không giao tài sản thế chấp nhưng bên nhận thế chấp đã giữ Giấy chứng nhận về tài sản thế chấp theo thỏa thuận hoặc đã thực hiện biện pháp thực tế cần thiết khác để bên thế chấp không vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 320 của Bộ luật Dân sự.
Theo đó, tài sản là đối tượng của giao dịch dân sự vi phạm hình thức được dùng để thế chấp mà đã được chuyển giao cho bên nhận thế chấp chấp ngay tình trong các trường hợp sau thì hợp đồng thế chấp không bị vô hiệu:
- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 Bộ luật dân sự 2015.
- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản thế chấp của giao dịch dân sự vi phạm hình thức được chuyển giao cho bên thứ ba ngay tình mà tài sản chưa được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì giao dịch này có vô hiệu không?
Bên thứ ba ngay tình được hiểu là người chiếm hữu không có căn cứ pháp lý đối với tài sản nhưng không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.
Như vậy trong trường hợp của bạn, vì mảnh đất của bạn với chị A sẽ bị vô hiệu vì theo quy định trên, hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất giữa chị A và chị B đã bị vô hiệu do vi phạm hình thức của hợp đồng.
Đồng thời hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đất giữa bạn và chị A cần phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nhưng chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch chuyển giao quyền sử dụng đất giữa chị và chị A bị vô hiệu.
Tuy nhiên chị có thể yêu cầu chị A trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 3 Điều 133 Bộ luật dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghỉ việc điều trị tai nạn lao động 6 tháng thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? Mẫu đơn xin thôi việc sau khi điều trị tai nạn lao động?
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?