Tài sản tại cơ quan của Đảng bị thu hồi trong những trường hợp nào? Thẩm quyền thu hồi được quy định ra sao?
Tài sản tại cơ quan của Đảng bị thu hồi trong những trường hợp nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 24 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng
1. Tài sản tại cơ quan của Đảng bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
b) Được giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
c) Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
d) Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
đ) Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
e) Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
g) Cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản;
h) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
...
Chiếu theo quy định này thì tài sản tại cơ quan của Đảng bị thu hồi trong những trường hợp sau:
- Trụ sở làm việc không sử dụng liên tục quá 12 tháng;
- Được giao trụ sở mới hoặc đầu tư xây dựng trụ sở khác để thay thế;
- Tài sản được sử dụng không đúng đối tượng, vượt tiêu chuẩn, định mức; sử dụng sai mục đích, cho mượn;
- Chuyển nhượng, bán, tặng cho, góp vốn, sử dụng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự không đúng quy định; sử dụng tài sản vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định;
- Tài sản đã được giao, được đầu tư xây dựng, mua sắm nhưng không còn nhu cầu sử dụng hoặc việc sử dụng, khai thác không hiệu quả hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi tổ chức bộ máy, thay đổi chức năng, nhiệm vụ;
- Phải thay thế do yêu cầu đổi mới kỹ thuật, công nghệ theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền;
- Cơ quan của Đảng được giao quản lý, sử dụng tự nguyện trả lại tài sản;
- Trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản tại cơ quan của Đảng bị thu hồi trong những trường hợp nào? Thẩm quyền thu hồi được quy định ra sao? (hình từ Internet)
Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng được quy định ra sao?
Tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định về thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng như sau:
Thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng
...
2. Thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng:
a) Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản tại cơ quan của Đảng ở trung ương;
b) Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy;
c) Ban thường vụ huyện ủy quyết định thu hồi tài sản được hình thành từ nguồn quỹ dự trữ ngân sách Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện;
d) Cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước tại Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện;
đ) Thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất được giao để thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mà tiến độ sử dụng đất bị chậm phải thu hồi thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
...
Theo đó, thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng được phân định như sau:
- Chánh Văn phòng Trung ương Đảng quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi đối với tài sản tại cơ quan của Đảng ở trung ương;
- Ban thường vụ tỉnh ủy quyết định hoặc phân cấp thẩm quyền quyết định thu hồi tài sản tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán cấp dưới trực thuộc Văn phòng tỉnh ủy;
- Ban thường vụ huyện ủy quyết định thu hồi tài sản được hình thành từ nguồn quỹ dự trữ ngân sách Đảng phục vụ hoạt động tại cơ quan của Đảng là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện;
- Cơ quan, người có thẩm quyền theo phân cấp của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản được Nhà nước giao bằng hiện vật và tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm từ ngân sách nhà nước tại Văn phòng huyện ủy là đơn vị dự toán thuộc ngân sách nhà nước cấp huyện;
- Thẩm quyền thu hồi quyền sử dụng đất được giao để thực hiện dự án đầu tư xây dựng trụ sở làm việc mà tiến độ sử dụng đất bị chậm phải thu hồi thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.
Ngoài thu hồi thì tài sản tại cơ quan của Đảng có thể được xử lý dưới những hình thức nào?
Tại Điều 23 Nghị định 165/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Hình thức xử lý tài sản tại cơ quan của Đảng
1. Thu hồi.
2. Điều chuyển.
3. Bán.
4. Thanh lý.
5. Tiêu hủy.
6. Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
7. Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Đối chiếu với quy định này thì ngoài thu hồi thì tài sản tại cơ quan của Đảng có thể được xử lý dưới những hình thức sau:
- Điều chuyển.
- Bán.
- Thanh lý.
- Tiêu hủy.
- Xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại.
- Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 71/2024 về sử dụng hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe?
- Mẫu báo cáo thu phí lệ phí hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu có dạng như thế nào? Hướng dẫn lập báo cáo?
- Mẫu xác nhận hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến, đề tài khoa học theo Nghị định 98?
- Dẫn chứng nghị luận xã hội cho mọi đề, ngắn gọn? Quan điểm xây dựng chương trình GDPT môn Văn thế nào?
- Quy định về nơi làm thủ tục khai hải quan? Khai hải quan là gì? Trường hợp khai hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu?