Tài sản riêng của 02 vợ chồng nhưng người vợ bị lẫn thì chồng có thể bán mà không cần sự đồng ý của vợ hay không?
- Tài sản riêng của 02 vợ chồng nhưng người vợ bị lẫn thì chồng có thể bán mà không cần sự đồng ý của vợ hay không?
- Vợ bị lẫn thì chồng có phải là người đại diện hợp pháp của người vợ hay không?
- Chồng có quyền định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng và tài sản riêng của người vợ khi là người giám hộ của vợ hay không?
Tài sản riêng của 02 vợ chồng nhưng người vợ bị lẫn thì chồng có thể bán mà không cần sự đồng ý của vợ hay không?
Căn cứ Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Và theo quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền định đoạt đối với tài sản riêng của họ, tài sản của người nào thì người đó có quyền định đoạt không bắt buộc phải có sự đồng ý hay thông qua người còn lại.
Tài sản riêng của 02 vợ chồng nhưng người vợ bị lẫn thì chồng có thể bán mà không cần sự đồng ý của vợ hay không? (Hình từ Internet)
Vợ bị lẫn thì chồng có phải là người đại diện hợp pháp của người vợ hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Theo đó, khi người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì người chồng sẽ là người đại diện hợp pháp của người vợ nếu người chồng đáp ứng các điều kiện làm người giám hộ. Tòa án sẽ chỉ định người khác đại diện cho người vợ bị mất năng lực hành vi dân sự nếu người chồng có yêu cầu ly hôn.
Vợ bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà chồng được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người vợ.
Trường hợp người vợ bị lẫn có thể hiểu là bị bệnh liên quan đến đầu óc (hệ thần kinh) để có thể xác định người vợ bị lẫn là mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực dân sự cần căn cứ theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 24 Bộ luật Dân sự 2015.
Lưu ý: Người chồng muốn trở thành người đại diện hợp pháp của vợ bị mất năng lực hành vi dân sự thì phải đáp ứng các điều kiện về người giám hộ sau:
(1) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
(2) Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người giám hộ.
(3) Người chồng không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
Chồng có quyền định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng và tài sản riêng của người vợ khi là người giám hộ của vợ hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
...
Theo đó, trong trường hợp người chồng đủ điều kiện làm người giám hộ của người vợ thì người chồng phải có trách nhiệm quản lý tài sản của vợ như của mình.
Bên cạnh đó, chỉ được thực hiên các giao dịch dân sự liên quan đến tài sản vì lợi ích của người vợ.
Lưu ý: Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người vợ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng hạng I cần bao nhiêu người đảm nhiệm chức danh giám sát trưởng?
- Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định thế nào? Quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự?
- Hồ sơ thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan?
- Cơ quan nào quyết định hình thức đàm phán giá đối với trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Mùng 1 Tết âm 2025 mặc màu gì? Mùng 1 mặc màu gì theo mệnh, tuổi để cả năm 2025 gặp may mắn?