Tài sản riêng có được do thừa kế của người chồng thì có cần chữ ký của người vợ khi thế chấp ngân hàng không?
- Tài sản riêng có được do thừa kế của người chồng thì có cần chữ ký của người vợ khi thế chấp ngân hàng không?
- Có bắt buộc phải nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân không?
- Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung trong thời kì hôn nhân được quy định như thế nào?
Tài sản riêng có được do thừa kế của người chồng thì có cần chữ ký của người vợ khi thế chấp ngân hàng không?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng bao gồm các nhóm tài sản sau:
Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Theo đó, có thể thấy việc xác định tài sản riêng vợ, chồng thì phải dựa vào 03 yếu tố chính gồm: Nguồn gốc tài sản, thời điểm tạo lập tài sản, thỏa thuận xác lập tài sản giữa vợ chồng.
Chính vì vậy, việc chứng minh tài sản riêng cũng chính là chứng minh 03 yếu tố trên.
Việc bạn làm hồ sơ vay vốn, thế chấp nhưng ngân hàng yêu cầu phải có chữ ký của vợ bạn vì ngân hàng đã dựa theo “nguyên tắc suy đoán” trong việc chứng minh tài sản riêng của một bên vợ chồng, đó là: Nếu trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung (khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014).
Do vậy, nếu trường hợp bạn không có đủ căn cứ để chứng minh tài sản riêng thì đương nhiên tài sản đó sẽ được coi là tài sản chung của cả hai vợ chồng.
Tuy nhiên, với tài sản là quyền sử dụng đất 100m2 của bạn được thừa kế đất từ di chúc của ông nội vào năm 2008, đến năm 2013 bạn có Sổ đỏ (khai nhận thừa kế) và tới năm 2019 bạn tặng chị gái 30 m2, tài sản này được hình thành trước quá trình hôn nhân nên nó chính là tài sản riêng của bạn.
Do đó, bạn cần chứng minh nguồn gốc tài sản của bạn được hình thành từ di chúc của ông nội bạn để lại là tài sản được thừa kế riêng của bạn và thời điểm tạo lập tài sản được hình thành từ năm 2013 (trước thời kỳ hôn nhân) do khai nhận thừa kế sau đó đăng ký quyền sử dụng đất.
Và khi đã chứng minh được đó là tài sản riêng thì khi thế chấp ngân hàng thì không cần phải có chữ ký của vợ bạn nữa.
Tải về mẫu hợp đồng thế chấp tài sản mới nhất 2023: Tại Đây
Tài sản riêng của vợ, chồng (Hình từ Internet)
Có bắt buộc phải nhập tài sản riêng của mình vào tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 44 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng
1. Vợ, chồng có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình; nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung.
2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng không thể tự mình quản lý tài sản riêng và cũng không ủy quyền cho người khác quản lý thì bên kia có quyền quản lý tài sản đó. Việc quản lý tài sản phải bảo đảm lợi ích của người có tài sản.
3. Nghĩa vụ riêng về tài sản của mỗi người được thanh toán từ tài sản riêng của người đó.
4. Trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ.
Như vậy vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào tài sản chung trong thời kì hôn nhân.
Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung trong thời kì hôn nhân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 46 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung
1. Việc nhập tài sản riêng của vợ, chồng vào tài sản chung được thực hiện theo thỏa thuận của vợ chồng.
2. Tài sản được nhập vào tài sản chung mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì thỏa thuận phải bảo đảm hình thức đó.
3. Nghĩa vụ liên quan đến tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung được thực hiện bằng tài sản chung, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?