Tài sản phát sinh trong quá trình thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thuê hay bên cho thuê?
Sau khi ký kết hợp đồng thuê tài sản thì người thuê có nghĩa vụ gì đối với tài sản thuê?
Căn cứ Điều 479 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê như sau:
(1) Bên thuê phải bảo quản tài sản thuê, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ; nếu làm mất, hư hỏng thì phải bồi thường.
Bên thuê không chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên do sử dụng tài sản thuê.
(2) Bên thuê có thể tu sửa và làm tăng giá trị tài sản thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí hợp lý.
Đồng thời, căn cứ Điều 480 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích như sau:
(1) Bên thuê phải sử dụng tài sản thuê theo đúng công dụng của tài sản và đúng mục đích đã thỏa thuận.
(2) Trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
Như vậy, khi thuê tài sản thì người thuê phải thực hiện các nghĩa vụ đối với tài sản gồm nghĩa vụ bảo quản tài sản thuê và nghĩa vụ sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích.
Tài sản phát sinh trong quá trình thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thuê hay bên cho thuê? (Hình ảnh từ Internet)
Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê tài sản thì bên cho thuê phải bồi thường như thế nào?
Căn cứ Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015 đã quy định về việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng như sau:
Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng
1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Như vậy, hành xóm của bạn chỉ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại cho bạn nếu các bên đã có thỏa thuận trước hoặc trong quá trình thuê tài sản bạn có vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Trong trường hợp của bạn, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng không thuộc trường hợp nêu trên.
Do đó, hàng xóm phải có nghĩa vụ bồi thường có thiệt hại thực tế mà bạn phải gánh chịu phát sinh từ việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của hàng xóm.
Tài sản phát sinh trong quá trình thuê tài sản thuộc quyền sở hữu của bên thuê hay bên cho thuê?
Căn cứ Điều 482 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trả lại tài sản thuê như sau:
Trả lại tài sản thuê
1. Bên thuê phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.
2. Trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên cho thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Trường hợp tài sản thuê là gia súc thì bên thuê phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Bên cho thuê phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên thuê.
4. Khi bên thuê chậm trả tài sản thuê thì bên cho thuê có quyền yêu cầu bên thuê trả lại tài sản thuê, trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên thuê phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thỏa thuận.
5. Bên thuê phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.
Như vậy, theo quy định trên, con trâu thuộc quyền sở hữu của hàng xóm và được bạn thuê, trong thời gian thuê thì con nghé được sinh ra.
Do đó, con nghé là tài sản được sinh ra trong thời gian thuê. Vì vậy, bạn không có quyền sở hữu con nghé, mà quyền sở hữu này thuộc về hàng xóm của bạn và bạn phải có trách nhiệm trả lại cho hàng xóm cả trâu lẫn nghé.
Đồng thời, người có quyền sở hữu con nghé phải có trách nhiệm thanh toán cho bạn các khoản chi phí hợp lý mà bạn đã bỏ ra để chăm sóc cho con nghé trên thực tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ tết nhà nước 2025 Âm lịch đối với cán bộ công chức viên chức gồm bao nhiêu ngày?
- Tải về mẫu báo cáo kết quả khảo sát hiện trạng công trình mới nhất hiện nay? Yêu cầu đối với khảo sát hiện trạng công trình?
- Không nộp tờ khai thuế môn bài bị phạt như thế nào 2025? Mức phạt không nộp tờ khai thuế môn bài 2025?
- 15 hạng giấy phép lái xe mới áp dụng từ 2025? Bằng lái xe cũ có được tiếp tục sử dụng từ 2025 không?
- Hộ kinh doanh được miễn thuế môn bài khi nào? Hạn nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào theo quy định?