Tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được điều chuyển trong các trường hợp nào theo quy định?
Tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được điều chuyển trong các trường hợp nào theo quy định?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về việc điều chuyển tài sản nhà nước như sau:
Điều chuyển tài sản nhà nước
1. Tài sản nhà nước trong hệ thống BHXH được điều chuyển trong các trường hợp sau:
a) Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
b) Để mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
c) Đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
d) Tài sản nhà nước bị thu hồi, tài sản bị tịch thu hoặc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
e) Các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
2. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định việc điều chuyển tài sản nhà nước giữa các đơn vị trong hệ thống BHXH, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với việc điều chuyển tài sản từ ngành BHXH Việt Nam sang cơ quan, tổ chức khác quản lý.
...
Như vậy, theo quy định, tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được điều chuyển trong các trường hợp sau đây:
(1) Từ nơi thừa sang nơi thiếu theo tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định;
(2) Để mang lại hiệu quả sử dụng cao hơn;
(3) Đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản nhà nước nhưng không có nhu cầu sử dụng thường xuyên;
(4) Tài sản nhà nước bị thu hồi, tài sản bị tịch thu hoặc xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
(5) Các trường hợp đặc biệt khác theo quy định của pháp luật.
Tài sản nhà nước trong hệ thống Bảo hiểm xã hội được điều chuyển trong các trường hợp nào theo quy định? (Hình từ Internet)
Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước trong phạm vi nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về việc điều chuyển tài sản nhà nước như sau:
Điều chuyển tài sản nhà nước
...
2. Thẩm quyền quyết định điều chuyển tài sản nhà nước
a) Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam quyết định việc điều chuyển tài sản nhà nước giữa các đơn vị trong hệ thống BHXH, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với việc điều chuyển tài sản từ ngành BHXH Việt Nam sang cơ quan, tổ chức khác quản lý.
b) Giám đốc BHXH tỉnh quyết định việc điều chuyển tài sản nhà nước giữa các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh; báo cáo BHXH Việt Nam xem xét, quyết định đối với việc điều chuyển tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị sang đơn vị khác trong, ngoài Ngành và việc điều chuyển trụ sở làm việc, tài sản khác gắn liền với đất giữa các đơn vị trực thuộc BHXH tỉnh.
c) Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam báo cáo BHXH Việt Nam xem xét, quyết định đối với việc điều chuyển tài sản thuộc phạm vi quản lý của đơn vị sang đơn vị khác trong và ngoài Ngành.
...
Như vậy, theo quy định, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền quyết định việc điều chuyển tài sản nhà nước giữa các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định đối với việc điều chuyển tài sản từ ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam sang cơ quan, tổ chức khác quản lý.
Các chi phí liên quan đến việc điều chuyển tài sản nhà nước gồm những gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 6 Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ thống Bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Quyết định 292/QĐ-BHXH năm 2012 quy định về việc điều chuyển tài sản nhà nước như sau:
Điều chuyển tài sản nhà nước
...
4. Chi phí liên quan đến điều chuyển tài sản
a) Các chi phí liên quan đến việc điều chuyển tài sản nhà nước, gồm:
- Chi phí bảo quản tài sản (chi phí thuê kho, bãi để bảo quản tài sản, chi cho công tác bảo vệ và duy trì hoạt động của tài sản);
- Chi phí phát sinh trong quá trình bàn giao, tiếp nhận tài sản.
- Chi phí khác có liên quan (nếu có).
b) Mức chi đối với các khoản chi phí quy định tại Điểm a Khoản này thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền và BHXH Việt Nam quy định; trường hợp chưa có tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định thì Giám đốc BHXH cấp tỉnh, Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam tiếp nhận tài sản quyết định mức chi, đảm bảo phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Nguồn chi trả các chi phí nêu trên do cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận tài sản bố trí theo quy định tại Khoản 5, Điều 17 Nghị định số 52/2009/NĐ-CP.
...
Như vậy, theo quy định, các chi phí liên quan đến việc điều chuyển tài sản nhà nước bao gồm:
(1) Chi phí bảo quản tài sản (chi phí thuê kho, bãi để bảo quản tài sản, chi cho công tác bảo vệ và duy trì hoạt động của tài sản);
(2) Chi phí phát sinh trong quá trình bàn giao, tiếp nhận tài sản.
(3) Chi phí khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?