Tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu tài sản có phải hoàn trả hay không?
- Tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu tài sản có phải hoàn trả hay không?
- Trong công tác xử lý tài sản được hình thành thông qua triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ có những nội dung chi gì?
- Mức chi cho công tác xử lý tài sản được hình thành thông qua triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định thế nào?
Tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu tài sản có phải hoàn trả hay không?
Theo Điều 28 Nghị định 70/2018/NĐ-CP có quy định:
Thanh toán giá trị của tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ
1. Tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu tài sản có nghĩa vụ hoàn trả giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Quyết định giao tài sản của cơ quan có thẩm quyền.
2. Thời hạn thanh toán trong trường hợp giao quyền sở hữu:
a) Đối với hình thức trả tiền một lần: Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định giao tài sản;
b) Đối với hình thức trả tiền nhiều lần: Tối đa không vượt quá 05 năm. Mức nộp hàng năm tối thiểu bằng giá trị thanh toán từng lần tương ứng với tổng giá trị tài sản chia cho thời gian sử dụng của tài sản, cam kết trong hợp đồng.
3. Việc phân chia lợi nhuận thu được cho nhà nước khi nhận giao quyền sử dụng để nghiên cứu, phát triển công nghệ, sản phẩm công nghệ, ứng dụng, thương mại hóa kết quả theo quy định tại điểm đ Khoản 1, điểm d Khoản 2 Điều 22 Nghị định này được thực hiện từ khi tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao có lợi nhuận tương ứng với tỷ lệ vốn nhà nước đã đóng góp vào nhiệm vụ.
4. Quản lý, sử dụng số tiền thu được: Toàn bộ số tiền thu được từ việc giao quyền sở hữu tài sản được nộp vào tài Khoản tạm giữ mở tại Kho bạc Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Các chi phí liên quan đến việc giao quyền sở hữu tài sản được sử dụng từ nguồn thu từ giao quyền sở hữu tài sản. Trường hợp số thu từ giao quyền sở hữu tài sản không đủ thì được lấy từ nguồn kinh phí của cơ quan được giao quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
Theo đó thì tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu tài sản có nghĩa vụ hoàn trả giá trị tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo quy định tại Quyết định giao tài sản của cơ quan có thẩm quyền.
Tài sản là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ thì tổ chức, cá nhân được giao quyền sở hữu tài sản có phải hoàn trả hay không? (Hình từ Internet)
Trong công tác xử lý tài sản được hình thành thông qua triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ có những nội dung chi gì?
Về nội dung chi được quy định tại Điều 32 Nghị định 70/2018/NĐ-CP gồm có:
- Chi phí kiểm kê, phân loại tài sản.
- Chi phí bảo quản tài sản: Chi phí thuê kho, bãi để bảo quản tài sản, chi cho công tác bảo vệ, duy trì hoạt động của tài sản.
- Chi phí tháo dỡ, thu hồi vật tư của các công trình, máy móc, thiết bị.
- Chi phí bán, thanh lý tài sản.
- Chi phí tiêu hủy tài sản.
- Chi phí xác định giá trị tài sản, chi phí thuê thẩm định giá (nếu có).
- Chi phí phát sinh trong quá trình bàn giao, tiếp nhận tài sản, bao gồm cả chi phí vận chuyển tài sản.
- Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc giao tài sản, giao quyền sở hữu, giao quyền sử dụng, bán, thanh lý, Điều chuyển, tiêu hủy tài sản.
Mức chi cho công tác xử lý tài sản được hình thành thông qua triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định thế nào?
Về mức chi cho công tác xử lý tài sản được hình thành thông qua triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ được quy định tại Điều 33 Nghị định 70/2018/NĐ-CP với nội dung như sau:
Mức chi
1. Đối với các nội dung chi đã có tiêu chuẩn, định mức, chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định thì thực hiện theo tiêu chuẩn, định mức và chế độ do cơ quan, người có thẩm quyền quy định.
2. Đối với các nội dung thuê dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo Hợp đồng ký kết theo quy định giữa cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức xử lý tài sản và đơn vị cung cấp dịch vụ. Việc lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ liên quan đến xử lý tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật.
3. Đối với các nội dung chi ngoài phạm vi quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, người đứng đầu cơ quan được giao nhiệm vụ xử lý tài sản quyết định mức chi, bảo đảm phù hợp với chế độ quản lý tài chính hiện hành của Nhà nước và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
Bên cạnh đó tại Điều 34 Nghị định 70/2018/NĐ-CP quy định về nguồn kinh phí thực hiện như sau:
- Đối với tài sản có quyết định giao quyền sở hữu, bán, thanh lý: Nguồn kinh phí để chi cho các nội dung theo quy định tại Điều 32 Nghị định 70/2018/NĐ-CP được sử dụng từ số tiền thu được do giao quyền sở hữu bán, thanh lý tài sản.
Trường hợp việc xử lý tài sản không phát sinh nguồn thu hoặc số thu không đủ bù đắp chi phí thì phần chi phí còn thiếu được quyết toán và chi trả từ nguồn kinh phí của cơ quan quản lý nhiệm vụ.
- Đối với tài sản có quyết định giao, điều chuyển, giao quyền sử dụng, cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao, được tiếp nhận tài sản có trách nhiệm chi trả các chi phí có liên quan theo quy định tại Điều 32, Điều 33 Nghị định 70/2018/NĐ-CP.
- Đối với tài sản xử lý theo hình thức tiêu hủy, chi phí xử lý tài sản được xử lý từ nguồn kinh phí được phép sử dụng của cơ quan quản lý nhiệm vụ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?