Tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của hợp tác xã có được dùng để thanh toán khoản nợ có bảo đảm khi hợp tác xã giải thể không?
- Tài sản không chia của hợp tác xã được hình thành từ những nguồn nào?
- Việc thanh toán các khoản nợ có tài sản bảo đảm khi hợp tác xã phá sản được thực hiện như thế nào?
- Tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của hợp tác xã có được dùng để thanh toán khoản nợ có bảo đảm khi hợp tác xã giải thể không?
Tài sản không chia của hợp tác xã được hình thành từ những nguồn nào?
Tài sản không chia của hợp tác xã được hình thành từ những nguồn nào? (hình từ từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 48 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
2. Tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
b) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
c) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
d) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Chiếu theo quy định này, tài sản không chia của hợp tác xã được hình thành từ 04 nguồn:
(1) Quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất, cho thuê đất;
(2) Khoản trợ cấp, hỗ trợ không hoàn lại của Nhà nước; khoản được tặng, chữ theo thỏa thuận là tài sản không chia;
(3) Phần trích lại từ quỹ đầu tư phát triển hằng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
(4) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Việc thanh toán các khoản nợ có tài sản bảo đảm khi hợp tác xã phá sản được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 49 Luật hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Xử lý tài sản và vốn của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể
1. Trình tự xử lý vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Thu hồi các tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Thanh lý tài sản, trừ phần tài sản không chia;
c) Thanh toán các khoản nợ phải trả và thực hiện nghĩa vụ tài chính của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Xử lý tài sản còn lại, trừ tài sản không chia được thực hiện theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Thanh toán chi phí giải thể, bao gồm cả khoản chi cho việc thu hồi và thanh lý tài sản;
b) Thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Thanh toán các khoản nợ có bảo đảm theo quy định của pháp luật;
d) Thanh toán các khoản nợ không bảo đảm;
đ) Giá trị tài sản còn lại được hoàn trả cho thành viên, hợp tác xã thành viên theo tỷ lệ vốn góp trên tổng số vốn điều lệ.
Theo đó, đối với các khoản nợ có tài sản bảo đảm sẽ được thanh toán sau khi hợp tác xã thực hiện thanh toán chi phí giải thể và thanh toán nợ lương, trợ cấp và bảo hiểm xã hội của người lao động;
Tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia của hợp tác xã có được dùng để thanh toán khoản nợ có bảo đảm khi hợp tác xã giải thể không?
Căn cứ khoản 2 Điều 21 Nghị định 193/2013/NĐ-CP hướng dẫn khoản 4 Điều 49 Luật Hợp tác xã 2012 quy định như sau:
Xử lý tài sản không chia của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khi giải thể, phá sản
2. Trường hợp giải thể, phá sản mà vốn, tài sản của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia theo thứ tự sau đây để thanh toán các khoản nợ:
a) Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
b) Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
c) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Theo đó, khi giải thể mà tài sản của hợp tác xã không đủ để thanh toán các khoản nợ thì hợp tác xã được sử dụng tài sản không chia để thanh toán các khoản nợ theo thứ tự sau:
(1) Khoản được tặng, cho theo thỏa thuận là tài sản không chia;
(2) Phần trích từ quỹ đầu tư phát triển hàng năm được đại hội thành viên quyết định đưa vào tài sản không chia;
(3) Vốn, tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia.
Đối chiếu với thông tin bạn cung cấp, hợp tác xã của bạn được dùng tài sản khác được điều lệ quy định là tài sản không chia để thanh toán số nợ có bảo đảm nhưng phải thực hiện theo đúng thứ tự trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng trọn gói là gì? Gói thầu nào phải áp dụng loại hợp đồng trọn gói? Khi nào áp dụng hợp đồng trọn gói?
- Căn cứ thay đổi Trưởng đoàn thanh tra? Trưởng đoàn thanh tra bị thay đổi khi có vợ hoặc chồng là đối tượng thanh tra đúng không?
- Mức tiền thưởng đối với chi bộ đạt tiêu chuẩn “Trong sạch vững mạnh” tiêu biểu trong năm là bao nhiêu?
- Hộ gia đình lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất không đấu nối với hệ thống điện quốc gia cần thực hiện như thế nào?
- Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?