Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào được tính hao mòn? Những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào không phải tính giá trị hao mòn?

Tôi có câu hỏi là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào được tính hao mòn? Những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào không phải tính giá trị hao mòn? Câu hỏi của anh Đ.T đến từ Đồng Tháp.

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào được tính hao mòn?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:

Phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi thuộc đối tượng ghi sổ kế toán quy định tại Điều 3 Thông tư này đều phải tính hao mòn, trừ tài sản quy định tại Khoản 2 Điều này.

Như vậy, theo quy định trên thì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi thuộc đối tượng ghi sổ kế toán quy định tại Điều 3 Thông tư này đều phải tính hao mòn, trừ tài sản quy định tại khoản 2 Điều này.

kết cấu hạ tầng

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi (Hình từ Internet)

Những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào không phải tính giá trị hao mòn?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi như sau:

Phạm vi tài sản và nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
2. Những tài sản kết cấu hạ tầng dưới đây không phải tính giá trị hao mòn:
a) Tài sản chưa hết hao mòn nhưng bị hư hỏng không sử dụng được;
b) Tài sản đã tính hết hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được;
c) Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang thuê sử dụng;
d) Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang bảo quản hộ, giữ hộ.
3. Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi phải thực hiện theo danh mục tài sản, tỷ lệ hao mòn và theo kỳ kế toán.
4. Việc tính hao mòn thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán. Trường hợp tài sản có thời gian tính hao mòn lớn hơn hoặc bằng 06 (sáu) tháng thì tính tròn 01 (một) năm; trường hợp tài sản có thời gian tính hao mòn dưới 06 (sáu) tháng thì không tính hao mòn.
5. Khi bàn giao, chia tách, sáp nhập, giải thể cơ quan, tổ chức, đơn vị thì việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thực hiện tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp tiếp nhận tài sản.
6. Khi kiểm kê, đánh giá lại tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền thì hao mòn tài sản được xác định trên cơ sở giá trị đánh giá lại sau khi kiểm kê từ năm tài chính mà cơ quan, người có thẩm quyền xác định giá trị đánh giá lại.

Như vậy, theo quy định trên thì những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi sau không phải tính giá trị hao mòn:

- Tài sản chưa hết hao mòn nhưng bị hư hỏng không sử dụng được;

- Tài sản đã tính hết hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được;

- Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang thuê sử dụng;

- Tài sản mà cơ quan, đơn vị đang bảo quản hộ, giữ hộ.

Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi hao mòn hàng năm được tính theo công thức nào?

Căn cứ tại khoàn 1 Điều 8 Thông tư 75/2018/TT-BTC, có quy định về phương pháp tính hao mòn như sau:

Phương pháp tính hao mòn

1. Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được tính theo công thức:
Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi = Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi x Tỷ lệ hao mòn (%/năm)
2. Hàng năm, trên cơ sở xác định số hao mòn tăng và số hao mòn giảm phát sinh trong năm, cơ quan được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tính tổng số hao mòn của tất cả tài sản kết cấu hạ tầng được giao quản lý cho năm đó theo công thức:
Số hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tính đến năm (n) = Số hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi đã tính đến năm (n-1) + Số hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tăng trong năm (n) - Số hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giảm trong năm (n)
3. Đối với những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi có thay đổi về nguyên giá thì cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp được giao quản lý tài sản xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại, số hao mòn lũy kế của tài sản đó để ghi sổ kế toán.
4. Mức tính hao mòn cho năm cuối cùng thuộc thời gian sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được xác định là hiệu số giữa nguyên giá tài sản kết cấu hạ tầng và số hao mòn lũy kế đã thực hiện của tài sản kết cấu hạ tầng đó.

Như vậy, theo quy định trên thì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi hao mòn hàng năm được tính theo công thức sau:

Mức hao mòn hàng năm của từng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi = Nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi x Tỷ lệ hao mòn (%/năm).

Tài sản kết cấu hạ tầng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Tài sản kết cấu hạ tầng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chuẩn nhận biết tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi
Pháp luật
Thông tư 37/2024 quy định tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện thế nào?
Pháp luật
Đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng theo hình thức đối tác công tư được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có được cho thuê quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa hay không?
Pháp luật
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa bị mất theo trình tự, thủ tục như thế nào?
Pháp luật
Thủ tục sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng thuộc trung ương quản lý để thanh toán Dự án BT được quy định thế nào?
Pháp luật
Bến cảng có phải là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi không? Bán tài sản kết cấu hạ tầng không đúng quy định thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào được tính hao mòn? Những tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi nào không phải tính giá trị hao mòn?
Pháp luật
Hàng rào an ninh tại sân bay có được xem là tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi ghi sổ kế toán không? Thời hạn sử dụng hàng rào an ninh này là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Nguồn thu từ khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm những gì? Cơ quan nào có thẩm quyền phê duyệt Đề án khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải?
Pháp luật
Việc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi được thực hiện vào tháng nào? Tài sản này đã hết hao mòn thì có tiếp tục sử dụng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài sản kết cấu hạ tầng
1,442 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài sản kết cấu hạ tầng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tài sản kết cấu hạ tầng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào