Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là gì? Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa dựa trên nguyên tắc nào?
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
1. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) gồm:
a) Đường thủy nội địa: Luồng chạy tàu thuyền; âu tàu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;
b) Hành lang bảo vệ luồng;
c) Cảng thủy nội địa;
d) Bến thủy nội địa;
đ) Khu neo đậu ngoài cảng;
e) Kè, đập giao thông;
g) Báo hiệu đường thủy nội địa;
h) Các công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
2. Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (bao gồm vùng đất, vùng nước gắn với tài sản) bao gồm:
- Đường thủy nội địa: Luồng chạy tàu thuyền; âu tàu; các công trình đưa phương tiện qua đập, thác trên sông, kênh, rạch hoặc luồng trên hồ, đầm, phá vụng, vịnh, ven bờ thủy nội địa, ra đảo, nối các đảo thuộc nội thủy;
- Hành lang bảo vệ luồng;
- Cảng thủy nội địa;
- Bến thủy nội địa;
- Khu neo đậu ngoài cảng;
- Kè, đập giao thông;
- Báo hiệu đường thủy nội địa;
- Các công trình phụ trợ khác theo quy định của pháp luật chuyên ngành giao thông đường thủy nội địa.
Lưu ý: Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa có liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia được xác định theo quy định của pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia.
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa (Hình từ Internet)
Quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa dựa trên nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định nguyên tắc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa như sau:
- Mọi tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa đều được Nhà nước giao cho đối tượng quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
- Quản lý nhà nước về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thực hiện thống nhất, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan nhà nước và trách nhiệm phối hợp giữa các cơ quan nhà nước; tách bạch giữa chức năng quản lý nhà nước của cơ quan nhà nước với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải tuân theo cơ chế thị trường, có hiệu quả. Nhà nước khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
- Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được thống kê, kế toán đầy đủ về hiện vật và giá trị, những tài sản có nguy cơ chịu rủi ro cao do thiên tai, hỏa hoạn và nguyên nhân bất khả kháng khác được quản lý rủi ro về tài chính thông qua bảo hiểm hoặc công cụ khác theo quy định của pháp luật.
- Việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa phải công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Cơ quan nào được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
Tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa được giao cho đối tượng quản lý như sau:
1. Toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý (không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp) được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản.
Cơ quan được giao quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa; cơ quan được giao quản lý tài sản ở địa phương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa.
Theo đó, toàn bộ tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Nhà nước đầu tư, quản lý (không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp) được giao cho cơ quan được giao quản lý tài sản.
- Cơ quan được giao quản lý tài sản ở trung ương là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa;
- Cơ quan được giao quản lý tài sản ở địa phương là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về giao thông đường thủy nội địa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?