Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị mất, bị hủy hoại phải tiến hành xử lý theo trình tự như thế nào?
- Những nguyên nhân nào dẫn đến tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gi bị mất, bị huỷ hoại?
- Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm những giấy tờ gì?
- Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị mất, bị hủy hoại phải tiến hành xử lý theo trình tự như thế nào?
Những nguyên nhân nào dẫn đến tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gi bị mất, bị huỷ hoại?
Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
1. Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm những giấy tờ gì?
Theo khoản 3 Điều 24 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
3. Hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm:
a) Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
b) Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;
c) Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại tài sản theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này: 01 bản chính;
d) Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản sao.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm những giấy tờ như sau:
- Văn bản đề nghị xử lý tài sản của cơ quan được giao quản lý tài sản: 01 bản chính;
- Biên bản xác định tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản chính;
- Danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại tài sản theo Mẫu số 06 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 46/2018/NĐ-CP: 01 bản chính;
Danh mục tài sản đề nghị xử lý: TẢI VỀ
- Hồ sơ chứng minh việc tài sản bị mất, bị hủy hoại: 01 bản sao.
Tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị mất, bị hủy hoại phải tiến hành xử lý theo trình tự như thế nào?
Theo khoản 4 Điều 24 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại như sau:
Xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại
...
4. Trình tự, thủ tục xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại:
a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều này quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
c) Quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên cơ quan có tài sản bị mất, bị hủy hoại; danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại được ghi giảm tài sản (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; trách nhiệm tổ chức thực hiện.
...
Theo đó, tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia bị mất, bị hủy hoại phải tiến hành xử lý theo trình tự như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phát hiện tài sản bị mất, bị hủy hoại, cơ quan được giao quản lý tài sản lập 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 46/2018/NĐ-CP quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại;
- Quyết định xử lý tài sản trong trường hợp bị mất, bị hủy hoại gồm những nội dung chủ yếu sau: Tên cơ quan có tài sản bị mất, bị hủy hoại; danh mục tài sản bị mất, bị hủy hoại được ghi giảm tài sản (tên tài sản, số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại theo sổ sách kế toán); lý do (nguyên nhân) tài sản bị mất, bị hủy hoại; trách nhiệm tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?