Tài sản dở dang là gì? Vốn hóa các chi phí đi vay trong quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang chấm dứt khi nào?

Tài sản dở dang là gì? Vốn hóa các chi phí đi vay trong quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang chấm dứt khi nào? Vốn hóa chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi đáp ứng điều kiện gì? Câu hỏi của anh P (Bắc Ninh).

Tài sản dở dang là gì?

Căn cứ Mục 3 và Mục 5 Chuẩn mực số 16 Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC quy định như sau:

03. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Chi phí đi vay: Là lãi tiền vay và các chi phí khác phát sinh liên quan trực tiếp đến các khoản vay của doanh nghiệp.
Tài sản dở dang: Là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.
04. Chi phí đi vay bao gồm:
(a) Lãi tiền vay ngắn hạn, lãi tiền vay dài hạn, kể cả lãi tiền vay trên các khoản thấu chi;
(b) Phần phân bổ các khoản chiết khấu hoặc phụ trội phát sinh liên quan đến những khoản vay do phát hành trái phiếu;
(c) Phần phân bổ các khoản chi phí phụ phát sinh liên quan tới quá trình làm thủ tục vay;
(d) Chi phí tài chính của tài sản thuê tài chính.
05. Ví dụ: Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài trên 12 tháng.

Theo đó, tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng và tài sản đang trong quá trình sản xuất cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc để bán.

Ví dụ: Tài sản dở dang là tài sản đang trong quá trình đầu tư xây dựng chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao đưa vào sản xuất, sử dụng; sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất của những ngành nghề có chu kỳ sản xuất dài trên 12 tháng.

Tài sản dở dang là gì? Vốn hoá các chi phí đi vay trong quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang chấm dứt khi nào?

Tài sản dở dang là gì? Vốn hóa các chi phí đi vay trong quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang chấm dứt khi nào? (hình từ internet)

Vốn hóa chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi đáp ứng điều kiện gì?

Thời điểm bắt đầu vốn hoá được quy định tại Mục 13 Chuẩn mực số 16 Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC như sau:

Thời điểm bắt đầu vốn hoá
13. Vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
(a) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;
(b) Các chi phí đi vay phát sinh;
(c) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.
14. Chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất một tài sản dở dang bao gồm các chi phí phải thanh toán bằng tiền, chuyển giao các tài sản khác hoặc chấp nhận các khoản nợ phải trả lãi, không tính đến các khoản trợ cấp hoặc hỗ trợ liên quan đến tài sản.
15. Các hoạt động cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản vào sử dụng hoặc bán bao gồm hoạt động xây dựng, sản xuất, hoạt động kỹ thuật và quản lý chung trước khi bắt đầu xây dựng, sản xuất như hoạt động liên quan đến việc xin giấy phép trước khi khởi công xây dựng hoặc sản xuất. Tuy nhiên những hoạt động này không bao gồm việc giữ một tài sản khi không tiến hành các hoạt động xây dựng hoặc sản xuất để thay đổi trạng thái của tài sản này.
...

Theo đó, vốn hoá chi phí đi vay vào giá trị tài sản dở dang được bắt đầu khi thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:

(1) Các chi phí cho việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang bắt đầu phát sinh;

(2) Các chi phí đi vay phát sinh;

(3) Các hoạt động cần thiết trong việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đang được tiến hành.

Việc vốn hoá các chi phí đi vay trong quá trình đầu tư xây dựng tài sản dở dang chấm dứt khi nào?

Chấm dứt việc vốn hoá được quy định tại Mục 18 Chuẩn mực số 16 Ban hành và công bố theo Quyết định 165/2002/QĐ-BTC như sau:

Chấm dứt việc vốn hoá
18. Việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành. Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.
19. Một tài sản sẵn sàng đưa vào sử dụng hoặc bán khi quá trình đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản đã hoàn thành cho dù các công việc quản lý chung vẫn có thể còn tiếp tục. Trường hợp có sự thay đổi nhỏ (như trang trí tài sản theo yêu cầu của người mua hoặc người sử dụng) mà các hoạt động này chưa hoàn tất thì hoạt động chủ yếu vẫn coi là đã hoàn thành.
...

Như vậy, việc vốn hoá chi phí đi vay sẽ chấm dứt khi các hoạt động chủ yếu cần thiết cho việc chuẩn bị đưa tài sản dở dang vào sử dụng hoặc bán đã hoàn thành.

Chi phí đi vay phát sinh sau đó sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh.

Đầu tư xây dựng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hoạt động đầu tư xây dựng có phải là hoạt động xây dựng không?
Pháp luật
Nghị định 175 2024 hướng dẫn Luật Xây dựng trong quản lý hoạt động xây dựng? Tải file Nghị định 175 2024 hướng dẫn Luật Xây dựng ở đâu?
Pháp luật
Bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng không được doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường khi nào?
Pháp luật
Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm những nội dung nào? Có những phương pháp nào để xác định tổng mức đầu tư xây dựng hiện nay?
Pháp luật
Phòng GD&ĐT là chủ đầu tư công trình thì cần thực hiện những gì? Hành vi lập nhiệm vụ quy hoạch điều chỉnh không đúng với nội dung quy định thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trình tự thực hiện đầu tư xây dựng 03 bước được quy định như thế nào? Đối với nhà ở riêng lẻ có cần phải đáp ứng cả 03 bước trên hay không?
Pháp luật
Hướng dẫn sử dụng suất vốn đầu tư xây dựng năm 2023 theo Quyết định 816 QĐ BXD 2024 từ 22/8/2024?
Pháp luật
Chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư xây dựng gồm những gì? Cơ sở xác định chi phí dự phòng?
Pháp luật
Mẫu quyết định phê duyệt dự án đối với dự án chỉ cần lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng là mẫu nào?
Pháp luật
Phương án thiết kế sơ bộ của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đối với dự án nhóm A sử dụng vốn đầu tư công bao gồm những nội dung gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đầu tư xây dựng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
4,777 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đầu tư xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đầu tư xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào