Tài sản của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam bao gồm những gì? Tài chính của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được dùng để cho những nội dung nào?
Tài sản của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam bao gồm những gì?
Tài sản của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 23 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Tài chính, tài sản của Hội
...
- Chi cho các hoạt động khoa học, công nghệ, tư vấn, thẩm định, phản biện, thông tin, tuyên truyền, xuất bản, giáo dục sức khỏe, hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho hội viên;
- Chi bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Hội;
- Chi cho các hoạt động do Hội chủ trì hoặc tham gia phối hợp;
- Chi hợp tác quốc tế;
- Hỗ trợ hoạt động cho chi hội trực thuộc (nếu điều kiện kinh phí cho phép);
- Chi khen thưởng và các khoản chi hợp pháp khác (nếu có).
2. Tài sản của Hội: Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có). Văn phòng Hội có trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng tài sản đúng mục đích và có hiệu quả. Nếu tài sản bị hư hỏng, không thể sửa chữa để tiếp tục sử dụng được thì Văn phòng Hội làm thủ tục thanh lý trình Chủ tịch quyết định.
Như vậy, theo quy định, tài sản của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam bao gồm: trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội.
Văn phòng Hội có trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng tài sản đúng mục đích và có hiệu quả.
Nếu tài sản bị hư hỏng, không thể sửa chữa để tiếp tục sử dụng được thì Văn phòng Hội làm thủ tục thanh lý trình Chủ tịch quyết định.
Tài sản của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Nguồn thu của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được lấy từ những nguồn nào?
Nguồn thu của Hội được quy định tại khoản 1 Điều 23 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
a) Nguồn thu của Hội:
- Hội phí của hội viên (mức thu cụ thể do Ban Chấp hành quy định);
- Thu từ các hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động tư vấn, dịch vụ, xuất bản, hội thảo, tập huấn theo quy định của pháp luật;
- Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
- Các khoản thu hợp pháp khác.
b) Các khoản chi của Hội đảm bảo đúng quy định của pháp luật:
- Chi cho các hoạt động thường xuyên của Văn phòng Hội;
- Trả lương, phụ cấp, công tác phí và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ làm chuyên trách hoặc hợp đồng lao động vụ việc của Hội theo quy định của pháp luật và chi phí quản lý hành chính của Hội;
...
Như vậy, theo quy định, nguồn thu của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được lấy từ:
(1) Hội phí của hội viên (mức thu cụ thể do Ban Chấp hành quy định);
(2) Thu từ các hoạt động khoa học công nghệ, hoạt động tư vấn, dịch vụ, xuất bản, hội thảo, tập huấn theo quy định của pháp luật;
(3) Tiền tài trợ, ủng hộ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật;
(4) Các khoản thu hợp pháp khác.
Tài chính của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được dùng để cho những nội dung nào?
Tài chính của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 23 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Tài chính, tài sản của Hội
1. Tài chính của Hội:
...
b) Các khoản chi của Hội đảm bảo đúng quy định của pháp luật:
- Chi cho các hoạt động thường xuyên của Văn phòng Hội;
- Trả lương, phụ cấp, công tác phí và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ làm chuyên trách hoặc hợp đồng lao động vụ việc của Hội theo quy định của pháp luật và chi phí quản lý hành chính của Hội;
- Chi cho các hoạt động khoa học, công nghệ, tư vấn, thẩm định, phản biện, thông tin, tuyên truyền, xuất bản, giáo dục sức khỏe, hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho hội viên;
- Chi bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Hội;
- Chi cho các hoạt động do Hội chủ trì hoặc tham gia phối hợp;
- Chi hợp tác quốc tế;
- Hỗ trợ hoạt động cho chi hội trực thuộc (nếu điều kiện kinh phí cho phép);
- Chi khen thưởng và các khoản chi hợp pháp khác (nếu có).
2. Tài sản của Hội: Tài sản của Hội bao gồm trụ sở, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động của Hội. Tài sản của Hội được hình thành từ nguồn kinh phí của Hội; do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hiến, tặng theo quy định của pháp luật; được Nhà nước hỗ trợ (nếu có). Văn phòng Hội có trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng tài sản đúng mục đích và có hiệu quả. Nếu tài sản bị hư hỏng, không thể sửa chữa để tiếp tục sử dụng được thì Văn phòng Hội làm thủ tục thanh lý trình Chủ tịch quyết định.
Như vậy, theo quy định, tài chính của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được dùng để cho những nội dung sau đây:
(1) Chi cho các hoạt động thường xuyên của Văn phòng Hội;
(2) Trả lương, phụ cấp, công tác phí và đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho cán bộ làm chuyên trách hoặc hợp đồng lao động vụ việc của Hội theo quy định của pháp luật và chi phí quản lý hành chính của Hội;
(3) Chi cho các hoạt động khoa học, công nghệ, tư vấn, thẩm định, phản biện, thông tin, tuyên truyền, xuất bản, giáo dục sức khỏe, hội nghị, hội thảo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn cho hội viên;
(4) Chi bảo dưỡng, sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của Hội;
(5) Chi cho các hoạt động do Hội chủ trì hoặc tham gia phối hợp;
(6) Chi hợp tác quốc tế;
(7) Hỗ trợ hoạt động cho chi hội trực thuộc (nếu điều kiện kinh phí cho phép);
(8) Chi khen thưởng và các khoản chi hợp pháp khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?