Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động sẽ được xử lý như thế nào?
Tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động sẽ được xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định về việc xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động như sau:
Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác, tài chính của tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động
1. Đối với các trường hợp chấm dứt hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Nghị định này, tổ hợp tác phải thực hiện các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong quá trình hoạt động của tổ hợp tác bằng tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác.
2. Trường hợp tài sản chung của thành viên tổ hợp tác không đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác thì các thành viên tổ hợp tác có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật có liên quan quy định khác.
3. Đối với các tài sản hình thành từ nguồn hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước hoặc được tặng, cho bởi cá nhân, tổ chức khác mà theo yêu cầu của Nhà nước hoặc bên tặng, cho, tổ hợp tác không có quyền định đoạt phần tài sản này, thì khi chấm dứt hoạt động, tổ hợp tác phải bàn giao cho Ủy ban nhân cấp xã nơi tổ hợp tác hoạt động hoặc cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và phải được ghi vào hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác mà tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác vẫn còn thì tài sản còn lại được chia cho các thành viên tổ hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp vào tổ của mỗi thành viên theo quy định của hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp pháp luật có liên quan hoặc các thành viên có thỏa thuận khác.
Theo đó, nếu như tổ hợp tác chấm dứt hoạt động thì tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác sẽ dùng để thực hiện các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác phát sinh trong quá trình hoạt động.
Trường hợp tài sản chung của thành viên tổ hợp tác không đủ để thanh toán các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác thì các thành viên tổ hợp tác có trách nhiệm thanh toán các nghĩa vụ này bằng tài sản riêng theo phần tương ứng với phần đóng góp của mình, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác hoặc pháp luật có liên quan quy định khác.
Sau khi đã thanh toán xong các nghĩa vụ tài chính hoặc nghĩa vụ tài sản khác mà tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác vẫn còn thì tài sản còn lại mới được chia cho các thành viên tổ hợp tác theo tỷ lệ tương ứng với phần đóng góp của mỗi thành viên theo quy định của hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp pháp luật có liên quan hoặc các thành viên có thỏa thuận khác.
Xử lý tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác sau khi chấm dứt hoạt động (Hình từ Internet)
Tổ hợp tác sẽ chấm dứt hoạt động khi nào?
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 77/2019/NĐ-CP quy định nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây thì tổ hợp tác sẽ chấm dứt hoạt động:
Chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác
1. Tổ hợp tác chấm dứt hoạt động trong trường hợp sau đây:
a) Hết thời hạn ghi trong hợp đồng hợp tác;
b) Mục đích hợp tác đã đạt được;
c) Không duy trì số lượng thành viên tối thiểu theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định này;
d) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan;
e) Theo thỏa thuận của các thành viên tổ hợp tác.
Lưu ý: Trường hợp chấm dứt hoạt động của tổ hợp tác theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này phải được 100% tổng số thành viên tổ hợp tác tán thành, thể hiện bằng biên bản họp tổ hợp tác, có chữ ký xác nhận của tổ trưởng tổ hợp tác (hoặc người được các thành viên tổ hợp tác ủy quyền) và các thành viên tổ hợp tác, trừ trường hợp hợp đồng hợp tác quy định khác.
Nghĩa vụ của các thành viên tổ hợp tác là gì theo quy định hiện nay?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì thành viên tổ hợp tác sẽ có những nghĩa vụ như sau:
Nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác
1. Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến thực hiện hợp đồng hợp tác, giám sát hoạt động của tổ hợp tác.
2. Bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
3. Thực hiện các quy định trong hợp đồng hợp tác theo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và bảo đảm lợi ích chung của tổ hợp tác.
4. Góp đủ và đúng thời hạn tài sản, công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.
5. Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng hợp tác và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng mà trước đó thỏa thuận là 60 ngày báo trước thì có đúng luật không?
- Đất công trình cấp nước thoát nước là đất gì? Đất công trình cấp nước thoát nước sử dụng không nhằm mục đích kinh doanh có thu tiền sử dụng đất không?
- Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy 25 27? Tải về Mẫu Chương trình Đại hội chi bộ có cấp ủy chi tiết, mới nhất?
- Ngày 3 2 được coi là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi nào? Ý nghĩa lịch sử sự ra đời Đảng Cộng sản Việt Nam?
- Mẫu thông báo mời sơ tuyển thuộc E HSMST dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải về mẫu thông báo?