Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản nào? Chủ sở hữu phải tiến hành trục vớt tài sản này khi nào?
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 05/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Phân loại và xác định tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm được phân thành hai cấp độ:
1. Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Gây mất an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hoạt động đường thủy nội địa tại khu vực nhưng chưa gây ách tắc luồng và chưa phải áp dụng biện pháp cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;
b) Có nguy cơ gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa đến tính mạng con người;
c) Có chứa đựng đến 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc đến 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.
…
Như vậy, theo quy định trên thì tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản thuộc một trong những trường hợp sau:
- Gây mất an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải, hoạt động đường thủy nội địa tại khu vực nhưng chưa gây ách tắc luồng và chưa phải áp dụng biện pháp cấm luồng hàng hải hoặc luồng đường thủy nội địa;
- Có nguy cơ gây bệnh dịch cho con người và môi trường sống hoặc đe dọa đến tính mạng con người;
- Có chứa đựng đến 100 tấn dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ hoặc đến 50 tấn hóa chất nguy hiểm, độc hại.
Tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 là những tài sản nào? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu phải tiến hành trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 khi nào?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 05/2017/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời hạn trình phương án và tổ chức trục vớt tài sản chìm đắm
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thời hạn trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm được quy định như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo theo quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này về dự kiến thời gian bắt đầu, kết thúc việc trục vớt và trình phương án trục vớt tài sản chìm đắm;
b) Căn cứ tình hình, điều kiện thực tế, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này quy định cụ thể về thời hạn chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải kết thúc hoạt động trục vớt và phê duyệt phương án trục vớt.
2. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm
a) Chậm nhất 01 ngày kể từ ngày tài sản bị chìm đắm hoặc từ ngày nhận được thông báo quy định tại khoản 2 Điều 8 của Nghị định này, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải trình phương án trục vớt để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Chậm nhất 24 giờ đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 2 hoặc 03 ngày đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 kể từ ngày phương án trục vớt tài sản chìm đắm được phê duyệt, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải tiến hành trục vớt tài sản chìm đắm; trường hợp không thể thực hiện được, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải có văn bản báo cáo cơ quan phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và nêu rõ lý do.
Như vậy, theo quy định trên thì chủ sở hữu phải tiến hành trục vớt tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 chậm nhất 03 ngày, kể từ ngày phương án trục vớt tài sản chìm đắm được phê duyệt.
Nếu không thể thực hiện được, chủ sở hữu tài sản chìm đắm phải có văn bản báo cáo cơ quan phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và nêu rõ lý do.
Thời hạn phê duyệt phương án trục với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 trong bao lâu?
Căn cứ tại Điều 13 Nghị định 05/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 69/2022/NĐ-CP như sau:
Thủ tục phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm
1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 12 của Nghị định này 01 bộ hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm.
2. Hồ sơ đề nghị phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm, bao gồm:
a) Tờ khai phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo Mẫu số 02 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Phương án trục vớt tài sản chìm đắm theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
c) Các tài liệu, giấy tờ cần thiết khác có liên quan (nếu có).
3. Trường hợp hồ sơ nhận được không hợp lệ thì chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải hướng dẫn người nộp hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này. Nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có văn bản phê duyệt phương án trục vớt tài sản chìm đắm và gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến tổ chức, cá nhân; trường hợp không phê duyệt phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
4. Đối với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm, cơ quan có thẩm quyền phải tổ chức phê duyệt phương án trục vớt trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ; đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 4 Điều 12 thì thời hạn này không quá 48 giờ.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn phê duyệt phương án trục với tài sản chìm đắm gây nguy hiểm cấp độ 1 không quá 24 giờ kể từ thời điểm nhận được hồ sơ hợp lệ.
Nếu không tài sản chìm đắm gây nguy hiểm không xác định được chủ sở hữu, tài sản chìm đắm thuộc sở hữu nhà nước và tài sản chìm đắm do Cảng vụ tổ chức trục vớt thì thời hạn này không quá 48 giờ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?