Tài sản bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông đường bộ là gì theo quy định mới của pháp luật?
Tài sản bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông đường bộ là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư 26/2024/TT-BCA giải thích một số từ ngữ như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Người chết trong vụ tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa là toàn bộ số người bị chết do tai nạn giao thông gây ra.
2. Người mất tích trong vụ tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa là người gặp nạn trong vụ tai nạn giao thông mà tại thời điểm thống kê chưa tìm thấy tung tích và không có tin tức xác thực về người đó còn sống hay đã chết.
3. Người bị thương trong vụ tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa là những người bị tổn thương về thể xác và tâm trí do ảnh hưởng trực tiếp của vụ tai nạn giao thông, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.
4. Tài sản bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông đường bộ, tai nạn giao thông đường sắt, tai nạn giao thông đường thủy nội địa là những thiệt hại về phương tiện, hàng hóa được chở trên phương tiện, hạ tầng, công trình giao thông và những thiệt hại khác ngoài tính mạng, sức khỏe của con người được quy đổi thành tiền mà nguyên nhân trực tiếp do vụ tai nạn giao thông gây ra.
Như vậy, tài sản bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông đường bộ là những thiệt hại về phương tiện, hàng hóa được chở trên phương tiện, hạ tầng, công trình giao thông và những thiệt hại khác ngoài tính mạng, sức khỏe của con người được quy đổi thành tiền mà nguyên nhân trực tiếp do vụ tai nạn giao thông gây ra.
Tài sản bị thiệt hại trong vụ tai nạn giao thông đường bộ là gì theo quy định mới của pháp luật? (Hình từ Internet)
Việc phân loại tai nạn giao thông có dựa vào mức độ thiệt hại về tài sản trong vụ tai nạn giao thông không?
Phân loại tai nạn giao thông được quy định tại Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCA, cụ thể như sau:
Phân loại tai nạn giao thông
Theo mức độ hậu quả thiệt hại về người và tài sản thì tai nạn giao thông gồm vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng, vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng và vụ va chạm giao thông
1. Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Làm chết 03 người trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
c) Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
...
Như vậy, việc phân loại tai nạn giao thông không chỉ được phân loại dựa trên mức độ thiệt hại về người mà còn được phân loại dựa trên mức độ thiệt hại về tài sản trong vụ tai nạn giao thông theo quy định nêu trên.
Theo đó, tai nạn giao thông được phân thành 05 loại như sau:
(1) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết 03 người trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên;
- Gây thiệt hại tài sản từ 1.500.000.000 đồng trở lên.
(2) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết 02 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;
- Gây thiệt hại tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
(3) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Làm chết 01 người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người với tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
- Gây thiệt hại tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
(4) Vụ tai nạn giao thông gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một người với tỷ lệ thương tật từ 11% đến dưới 61%;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ thương tật của những người này từ 11% đến dưới 61%;
- Gây thiệt hại về tài sản từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
(5) Vụ va chạm giao thông là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả dưới mức quy định tại khoản (4) nêu trên.
Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ mới nhất hiện nay?
Hiện nay, chưa có quy định nào quy định về mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ, tuy nhiên, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tham khảo mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ dưới đây:
TẢI VỀ Mẫu bản tường trình tai nạn giao thông đường bộ
Lưu ý: Biểu mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuyết minh về phong tục lì xì ngày Tết hay và ý nghĩa? Phong tục lì xì ngày Tết ở Việt Nam? Nhiệm vụ học sinh là gì?
- Nghị định 168 sửa đổi, bổ sung Nghị định 100 về xử phạt giao thông như thế nào? Tải về Nghị định 168/2024/NĐ-CP ở đâu?
- Vì sao lấy ngày 3 2 là ngày thành lập Đảng? Năm nay kỷ niệm bao nhiêu năm ngày thành lập Đảng 3 2?
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức Cộng sản diễn ra ở đâu? Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng CSVN thông qua các văn kiện nào theo Hướng dẫn 175?
- Mẫu tờ khai tặng kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng cho dân quân tự vệ mới nhất? Tải về?