Tài sản bảo đảm chưa hình thành thì bên nhận bảo đảm có được nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ không?
- Tài sản bảo đảm chưa hình thành thì bên nhận bảo đảm có được nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ không?
- Trường hợp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bên nhận bảo đảm phải cung cấp các tài liệu gì?
- Khi nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì giá trị của tài sản có được bù trừ vào số tiền vay từ hợp đồng tín dụng không?
Tài sản bảo đảm chưa hình thành thì bên nhận bảo đảm có được nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ không?
Tại Điều 55 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định về việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai
Việc xử lý tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai thực hiện theo thỏa thuận của các bên. Thỏa thuận này có thể có các nội dung sau đây:
1. Trường hợp tài sản bảo đảm chưa hình thành hoặc đã hình thành nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp thuộc đối tượng phải đăng ký theo quy định của pháp luật thì bên nhận bảo đảm có thể chuyển nhượng hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng khác về xác lập quyền đối với tài sản hình thành trong tương lai, nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bán tài sản hình thành trong tương lai theo quy định của pháp luật;
2. Trường hợp tài sản bảo đảm đã hình thành và bên bảo đảm đã xác lập quyền sở hữu đối với tài sản thì bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm hoặc xử lý theo quy định chung về xử lý tài sản bảo đảm đối với tài sản hiện có.
Theo quy định nêu trên thì việc xử lý tài sản bảo đảm hình thành trong tương lại sẽ do các bên thỏa thuận.
Trong đó nếu trường hợp tài sản bảo đảm chưa hình thành thì bên nhận bảo đảm có thể nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
Tài sản bảo đảm chưa hình thành thì bên nhận bảo đảm có được nhận chính tài sản này để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ không? (Hình từ Internet)
Trường hợp nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ bên nhận bảo đảm phải cung cấp các tài liệu gì?
Tại Điều 59 Nghị định 21/2021/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm
1. Trường hợp bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm thỏa thuận về xử lý tài sản bảo đảm theo phương thức bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm thì bên nhận bảo đảm được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Điều 223 của Bộ luật Dân sự.
2. Bên nhận bảo đảm phải cung cấp hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác có thỏa thuận về việc mình có quyền được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm, Giấy chứng nhận về tài sản bảo đảm (nếu có) cho cơ quan có thẩm quyền để thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật liên quan.
Theo đó trường hợp này bên nhận bảo đảm phải cung cấp:
- Hợp đồng bảo đảm hoặc văn bản khác có thỏa thuận về việc mình có quyền được nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm.
- Giấy chứng nhận về tài sản bảo đảm (nếu có).
Khi nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì giá trị của tài sản có được bù trừ vào số tiền vay từ hợp đồng tín dụng không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 11 Thông tư liên tịch 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN có quy định như sau:
Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm
...
4. Giá trị của tài sản bảo đảm được bù trừ vào số tiền vay, tiền lãi phát sinh từ hợp đồng tín dụng và các chi phí hợp lý khác theo quy định của pháp luật. Bên bảo đảm được nhận số tiền còn lại sau khi đã thanh toán đầy đủ nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm.
Trường hợp giá trị của tài sản bảo đảm không đủ để thanh toán giá trị nghĩa vụ thì bên bảo đảm có trách nhiệm hoàn trả số tiền còn thiếu cho bên nhận bảo đảm nếu bên bảo đảm đồng thời là bên có nghĩa vụ được bảo đảm hoặc bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải hoàn trả số tiền còn thiếu cho bên nhận bảo đảm nếu bên bảo đảm không đồng thời là bên có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
...
Như vậy khi nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm thì giá trị của tài sản được bù trừ vào số tiền vay, tiền lãi phát sinh từ hợp đồng tín dụng và các chi phí hợp lý khác theo quy định của pháp luật.
Bên bảo đảm được nhận số tiền còn lại sau khi đã thanh toán đầy đủ nghĩa vụ cho bên nhận bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu dự toán chi phí quản lý dự án năm mới nhất là mẫu nào? Dự toán chi phí quản lý dự án năm là gì?
- Lợi nhuận của nhà đầu tư trong hoạt động dầu khí là gì? Chuyển nhượng dự án dầu khí ở nước ngoài thì thực hiện nghĩa vụ tài chính tại đâu?
- Vạch xương cá là gì? Vạch xương cá trên đường để làm gì? Đi theo vạch xương cá như thế nào để không bị phạm luật?
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?