Tài nguyên nước là gì? Thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia gồm có những gì?
Tài nguyên nước là gì?
Hiện nay, pháp luật không có quy định giải thích cụ thể định nghĩa tài nguyên nước là gì, tuy nhiên có thể hiểu tài nguyên nước là nguồn nước được tích tụ nước ở dạng tự nhiên và nhân tạo, bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 thì tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023 có quy định nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên và nhân tạo. Các dạng tích tụ nước tự nhiên bao gồm sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm, phá, các tầng chứa nước dưới đất và các dạng tích tụ nước khác được hình thành tự nhiên. Các dạng tích tụ nước nhân tạo bao gồm hồ chứa thủy điện, thủy lợi, sông, kênh, mương, rạch, hồ, ao, đầm và các dạng tích tụ nước khác do con người tạo ra.
Tài nguyên nước là gì? Thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia gồm có những gì? (Hình từ Internet)
Thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia gồm có những gì?
Thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước trong hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc gia được quy định tại Điều 7 Luật Tài nguyên nước 2023, bao gồm các thông tin, dữ liệu sau đây:
- Số lượng, chất lượng nước;
- Số liệu về khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước;
- Dữ liệu kiểm kê, điều tra, đánh giá tài nguyên nước, quy hoạch về tài nguyên nước;
- Thông tin, số liệu về kê khai, đăng ký, cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
- Danh mục lưu vực sông; danh mục nguồn nước; danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp; hành lang bảo vệ nguồn nước; chức năng nguồn nước; dòng chảy tối thiểu; ngưỡng khai thác nước dưới đất; mặt cắt sông, suối; bản đồ phân vùng nguy cơ hạn hán, thiếu nước; danh mục, bản đồ phân vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất và các thông tin khác về tài nguyên nước;
- Thông tin, số liệu quan trắc về tài nguyên nước và số liệu quan trắc khí tượng thủy văn, chất lượng môi trường nước.
Làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
...
7. Phá hoại các công trình bảo vệ, điều tiết, tích trữ nước, khai thác, sử dụng, quan trắc, giám sát tài nguyên nước, công trình phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra.
8. Làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước.
9. Không tuân thủ quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
10. Xây dựng đập, hồ chứa, công trình điều tiết, tích trữ nước, phát triển nguồn nước trái quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan.
Theo đó, hành vi làm sai lệch thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, tại Điều 29 Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm các quy định khác về quản lý tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai báo không trung thực để được hưởng chính sách ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
b) Sử dụng ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả không đúng mục đích.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Công khai các thông tin liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án không đủ theo quy định;
b) Công khai thông tin liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án không đúng về hình thức theo quy định;
c) Nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không đúng thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
...
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
...
Như vậy, theo quy định trên, tổ chức, cá nhân làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng và buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch đó.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân có hành vi làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu.
Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền áp dụng với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?