Tài nguyên dầu khí là gì? Tài nguyên dầu khí hiện nay được phân thành bao nhiêu loại tài nguyên?
Tài nguyên dầu khí là gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Thông tư 13/2024/TT-BCT quy định về tài nguyên trữ lượng dầu khí như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Tài nguyên dầu khí (Petroleum Resources) là tổng lượng dầu khí tại chỗ ban đầu tồn tại trong các tích tụ tự nhiên.
6. Tài nguyên dầu khí chưa phát hiện (Undiscovered Petroleum Resources) là lượng dầu khí tại chỗ ban đầu có thể tồn tại trong các tích tụ tự nhiên nhưng chưa được phát hiện bằng giếng khoan.
7. Tài nguyên dầu khí đã phát hiện (Discovered Petroleum Resources) là lượng dầu khí tại chỗ ban đầu tồn tại trong các tích tụ tự nhiên đã được phát hiện bằng giếng khoan.
...
Theo đó, tài nguyên dầu khí (Petroleum Resources) là tổng lượng dầu khí tại chỗ ban đầu tồn tại trong các tích tụ tự nhiên.
Tài nguyên dầu khí là gì? Tài nguyên dầu khí hiện nay được phân thành bao nhiêu loại tài nguyên? (Hình từ Internet)
Tài nguyên dầu khí hiện nay được phân thành bao nhiêu loại tài nguyên?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 13/2024/TT-BCT quy định như sau:
Theo đó, tài nguyên dầu khí hiện nay được phân thành 02 loại tài nguyên đó là: Tài nguyên dầu khí đã phát hiện và tài nguyên dầu khí chưa phát hiện.
- Tài nguyên dầu khí đã phát hiện: Tùy thuộc vào tính khả thi về kỹ thuật, công nghệ và mức độ hiệu quả về kinh tế theo các tiêu chí đánh giá kinh tế của nhà thầu tại thời điểm lập báo cáo tài nguyên, trữ lượng dầu khí. Tài nguyên dầu khí đã phát hiện được chia thành nhóm phát triển và nhóm chưa phát triển, cụ thể:
+ Nhóm phát triển: Tài nguyên dầu khí của nhóm phát triển được phân thành cấp xác minh (P1), cấp có khả năng (P2), cấp có thể (P3);
Cấp P1 là lượng dầu khí tính toán được ở thời điểm nhất định, ứng với mức độ tin cậy cao nhất trong phân cấp tài nguyên dầu khí. Cấp P1 phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện sau: thân chứa, vỉa chứa dầu khí được xác định ranh giới với mức độ tin cậy cao theo tài liệu địa chất, địa vật lý, khoan, thử vỉa, khai thác; đặc tính thấm, chứa và độ bão hòa dầu khí của thân chứa, vỉa chứa dầu khí được khẳng định bằng tài liệu địa vật lý giếng khoan và (hoặc) mẫu lõi; kết quả thử vỉa, mẫu chất lưu cho phép xác định khả năng cho dòng dầu, khí thương mại theo các tiêu chí đánh giá kinh tế của nhà thầu từ ít nhất một giếng khoan;
Cấp P2 là lượng dầu khí tính toán được ở thời điểm nhất định, ứng với mức độ tin cậy thấp hơn cấp P1 trong phân cấp tài nguyên dầu khí. Cấp P2 được xác định có khả năng tồn tại trong các thể chứa trên cơ sở tài liệu địa chất, địa vật lý nhưng chưa được xác minh bằng kết quả thử vỉa, mẫu chất lưu;
Cấp P3 là lượng dầu khí tính toán được ở thời điểm nhất định, ứng với mức độ tin cậy thấp hơn cấp P2 trong phân cấp tài nguyên dầu khí. Cấp P3 được xác định khi lượng dầu khí có thể tồn tại trong các thể chứa dựa trên cơ sở tài liệu địa chất, địa vật lý nhưng chưa đủ tin cậy để xếp vào cấp P2;
+ Nhóm chưa phát triển: Tài nguyên dầu khí của nhóm chưa phát triển được phân thành cấp xác minh (C1), cấp có khả năng (C2), cấp có thể (C3). Các tiêu chí kỹ thuật để phân cấp C1, C2, C3 tương tự P1, P2, P3.
- Tài nguyên dầu khí chưa phát hiện được phân thành cấp tài nguyên dầu khí chưa phát hiện dự tính (R1) và cấp tài nguyên dầu khí chưa phát hiện lý thuyết (R2).
+ Cấp R1 là lượng dầu khí ước tính được ở thời điểm nhất định cho các đối tượng triển vọng, thân chứa, vỉa chứa đã được lập bản đồ nhưng chưa xác định được sự tồn tại của dầu khí bằng kết quả khoan;
+ Cấp R2 là lượng dầu khí ước tính được ở thời điểm nhất định đối với các tích tụ dầu khí dự kiến có thể tồn tại theo lý thuyết trong một tập hợp triển vọng với điều kiện thuận lợi về quy luật địa chất cho dầu khí tích tụ nhưng chưa được lập bản đồ.
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có trực tiếp quản lý, điều hành khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 58 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Nguyên tắc khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí
1. Việc khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí được thực hiện theo cơ chế điều hành khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo quy định tại Điều 60 Nghị định này phù hợp với đặc thù của từng mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.
2. Hoạt động dầu khí đối với mỏ, cụm mô, lô dầu khí khai thác tận thu phải đảm bảo an toàn, tiết kiệm, hiệu quả, kiểm soát chặt chẽ chi phí, trên cơ sở định mức kinh tế, kỹ thuật được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận hoặc ban hành, phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan.
3. Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trực tiếp quản lý, điều hành khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí; được lựa chọn và chỉ định đơn vị vận hành đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong hoạt động dầu khí, đảm bảo tận thu nguồn tài nguyên dầu khí hiệu quả.
4. Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt đầu tư bổ sung được thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Dầu khí, Điều 48 và Điều 50 Nghị định này.
Như vậy, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam sẽ trực tiếp quản lý, điều hành khai thác tận thu mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí. Đồng thời, được lựa chọn và chỉ định đơn vị vận hành đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong hoạt động dầu khí, đảm bảo tận thu nguồn tài nguyên dầu khí hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì? Nguyên nhân sâu xa của cách mạng xã hội chủ nghĩa là do đâu? 3 bộ phận cấu thành Chủ nghĩa Mác Lênin?
- Không sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục có bị phạt không?
- Khiếu nại hàng hải là gì? Khiếu nại hàng hải nào làm phát sinh quyền cầm giữ hàng hải? Quyền cầm giữ hàng hải chấm dứt kể từ khi nào?
- Mẫu Biên bản bàn giao mặt bằng xây dựng công trình mới nhất là mẫu nào? Tải về biên bản bàn giao mặt bằng?
- Kết cấu hạ tầng hàng hải bao gồm kết cấu nào? Chính sách ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng hàng hải gồm những gì?