Tải mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp? Mức phạt hành vi sử dụng thẻ giám định viên SHCN của người khác là bao nhiêu?
Cần chuẩn bị bao nhiêu bộ hồ sơ để xin cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp?
Hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 109 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như sau:
Cấp, cấp lại, thu hồi Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp
...
2. Việc cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được thực hiện như sau:
...
b) Hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp được nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp gồm 01 bộ tài liệu sau đây:
b1) Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên, làm theo Mẫu số 02 tại Phụ lục VI của Nghị định này;
b2) Bản sao Chứng minh nhân dân (xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực), trừ trường hợp Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp đã có thông tin về số Căn cước công dân;
b3) 02 ảnh 3 x 4 (cm);
b4) Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).
...
Như vậy, theo quy định này thì cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp gửi đến cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Tải mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp? Mức phạt hành vi sử dụng thẻ giám định viên SHCN của người khác là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Tải mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp mới nhất?
Mẫu Tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên là Mẫu số 02 tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP có dạng như sau:
TẢI VỀ Tải mẫu tờ khai yêu cầu cấp Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp mới nhất
Mức xử phạt đối với hành vi sử dụng thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp của người khác là bao nhiêu?
Theo Điều 8 Nghị định 99/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 126/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp như sau:
Vi phạm quy định về giám định sở hữu công nghiệp
1. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Vi phạm quy định về trình tự, thủ tục giám định, thời hạn giám định;
b) Không có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan trưng cầu giám định mà không có lý do chính đáng, không thực hiện việc giải thích kết luận giám định khi có yêu cầu của cơ quan trưng cầu giám định.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa, làm sai lệch nội dung thẻ giám định viên, giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp khi không đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Tiết lộ bí mật thông tin biết được khi tiến hành giám định mà không được phép của các bên liên quan;
c) Không lập hồ sơ giám định, không thực hiện việc bảo quản các hiện vật, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
d) Sử dụng thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp của người khác hoặc cho người khác sử dụng thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp của mình để hành nghề giám định.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng thẻ giám định viên; giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định sở hữu công nghiệp từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại thẻ giám định viên, giấy chứng nhận tổ chức đủ điều kiện hoạt động giám định, văn bản giám định sở hữu công nghiệp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy tờ, tài liệu đó đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, điểm c khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Theo quy định, hành vi sử dụng thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp của người khác hoặc cho người khác sử dụng thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp của mình để hành nghề giám định có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000.
Như vậy, mức xử phạt đối với hành vi sử dụng thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp của người khác là từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000.
Lưu ý: Mức xử phạt trên đối với cá nhân. Mức xử phạt đối với tổ chức gấp đôi mức xử phạt đối với cá nhân. (Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 99/2013/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục cảnh sát giao thông có tiếp nhận vụ tai nạn giao thông do Cảnh sát giao thông xác minh, điều tra, giải quyết không?
- Dự toán và phương pháp xác định chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị theo Thông tư 12/2024 thế nào?
- 03 trường hợp phải thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động cơ sở? Hội đồng an toàn vệ sinh lao động có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Chủ chương trình và Ban quản lý chương trình dự án đầu tư công có trách nhiệm giám sát đầu tư của cộng đồng như thế nào?
- Thành viên Đoàn kiểm toán không phải Kiểm toán viên nhà nước gồm những ai? Trưởng Đoàn kiểm toán được cho phép thành viên nghỉ làm việc mấy ngày?