Tải mẫu hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết mới nhất? Trong hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết, địa điểm giao hàng được thực hiện thế nào?
Tải mẫu hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết mới nhất?
Hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết là một loại hợp đồng mua bán hàng hóa, là sự thỏa thuận pháp lý giữa bên bán và bên mua nhằm ghi nhận các điều khoản, điều kiện liên quan đến việc mua bán các loại bánh kẹo phục vụ trong dịp Tết Nguyên Đán. Hợp đồng này đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên được thực hiện đúng theo thỏa thuận, tránh tranh chấp hoặc vi phạm trong quá trình thực hiện giao dịch.
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005 và các văn bản có liên quan không quy định mẫu hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết là mẫu nào, theo đó, các bên có thể tự soạn thảo mẫu này nhưng cần đảm bảo hợp đồng tuân thủ quy định pháp luật.
Tham khảo mẫu hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết sau đây:
TẢI VỀ Mẫu hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết
(Lưu ý: Mẫu hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết trên chỉ mang tính chất tham khảo, các bên có thể chỉnh sửa, bổ sung biểu mẫu sao cho phù hợp với nội dung thỏa thuận)
Lưu ý: Theo quy định tại Điều 24 Luật Thương mại 2005 thì hợp đồng mua bán hàng hoá được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể.
Đối với các loại hợp đồng mua bán hàng hoá mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo các quy định đó.
Tải mẫu hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết mới nhất? Trong hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết, địa điểm giao hàng được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Trong hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết, địa điểm giao hàng được thực hiện như thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 35 Luật Thương mại 2005 thì trong hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết, địa điểm giao hàng sẽ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng, trường hợp không có thoả thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm giao hàng được xác định như sau:
- Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;
- Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;
- Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.
Lưu ý:
(1) Thời hạn giao hàng được quy định tại Điều 37 Luật Thương mại 2005 như sau:
- Bên bán phải giao hàng vào đúng thời điểm giao hàng đã thoả thuận trong hợp đồng.
- Trường hợp chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao hàng mà không xác định thời điểm giao hàng cụ thể thì bên bán có quyền giao hàng vào bất kỳ thời điểm nào trong thời hạn đó và phải thông báo trước cho bên mua.
- Trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn giao hàng thì bên bán phải giao hàng trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng.
(2) Theo quy định tại Điều 39 Luật Thương mại 2005 thì bên mua có quyền từ chối nhận hàng nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng, cụ thể như sau:
- Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hoá cùng chủng loại;
- Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
- Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao cho bên mua;
- Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá đó hoặc không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hoá trong trường hợp không có cách thức bảo quản thông thường.
Trong hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết, bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra hàng hóa đúng không?
Căn cứ quy định tại Điều 44 Luật Thương mại 2005 như sau:
Kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng
1. Trường hợp các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng thì bên bán phải bảo đảm cho bên mua hoặc đại diện của bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra.
...
Như vậy, trong hợp đồng mua bán bánh kẹo Tết, bên bán phải bảo đảm cho bên mua có điều kiện tiến hành việc kiểm tra hàng hóa nếu các bên có thoả thuận để bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng.
Lưu ý:
- Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên mua hoặc đại diện của bên mua tiến hành việc kiểm tra hàng hoá trước khi giao hàng phải kiểm tra hàng hóa trong một thời gian ngắn nhất mà hoàn cảnh thực tế cho phép; trường hợp hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hóa thì việc kiểm tra hàng hoá có thể được hoãn lại cho tới khi hàng hoá được chuyển tới địa điểm đến.
- Trường hợp bên mua hoặc đại diện của bên mua không thực hiện việc kiểm tra hàng hóa trước khi giao hàng theo thỏa thuận thì bên bán có quyền giao hàng theo hợp đồng.
- Bên bán không phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã biết hoặc phải biết nhưng không thông báo cho bên bán trong thời hạn hợp lý sau khi kiểm tra hàng hoá.
- Bên bán phải chịu trách nhiệm về những khiếm khuyết của hàng hoá mà bên mua hoặc đại diện của bên mua đã kiểm tra nếu các khiếm khuyết của hàng hoá không thể phát hiện được trong quá trình kiểm tra bằng biện pháp thông thường và bên bán đã biết hoặc phải biết về các khiếm khuyết đó nhưng không thông báo cho bên mua.
(Điều 44 Luật Thương mại 2005)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án thành lập khu rừng phòng hộ có cần thực hiện đánh giá về hiện trạng dân sinh không? Hồ sơ thành lập khu rừng phòng hộ phải có bản chính của những tài liệu nào?
- Kinh doanh dịch vụ tư vấn du học bao gồm những hoạt động nào? Nhân viên tư vấn du học phải đáp ứng yêu cầu gì?
- Người phạm tội tham ô tài sản bị lãnh án tử hình khi gây thiệt hại về tài sản có giá trị bao nhiêu? Có tịch thu tài sản của người phạm tội?
- Nhận thức trong triết học là gì? Ví dụ về nhận thức? Bao nhiêu tuổi có năng lực hành vi dân sự đầy đủ?
- Đánh giá ban đầu là gì? Ai sẽ có trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá ban đầu dự án đầu tư công?