Tải mẫu bìa báo cáo tài chính File Word mới nhất là mẫu nào? Cách tạo mẫu bìa báo cáo tài chính đẹp?
Tải mẫu bìa báo cáo tài chính File Word mới nhất là mẫu nào? Cách tạo mẫu bìa báo cáo tài chính đẹp?
Tham khảo các mẫu bìa báo cáo tài chính dưới đây:
Tải về mẫu bìa báo cáo tài chính File Word Mẫu 1
Tải về mẫu bìa báo cáo tài chính File Word Mẫu 2
Tải về mẫu bìa báo cáo tài chính File Word Mẫu 3
Cách tạo mẫu bìa báo cáo tài chính đẹp?
Để tạo một mẫu bìa báo cáo tài chính đẹp, bạn cần tập trung vào việc thiết kế sao cho chuyên nghiệp, rõ ràng và phù hợp với nội dung báo cáo. Dưới đây là các bước cụ thể:
1. Xác định nội dung trên bìa
Bìa báo cáo tài chính cần chứa các thông tin cơ bản sau:
- Tiêu đề: Ví dụ: "Báo cáo tài chính năm 2024" hoặc "Báo cáo tài chính quý I/2025".
- Tên doanh nghiệp: Tên công ty hoặc tổ chức phát hành báo cáo.
- Logo doanh nghiệp: Logo giúp tăng tính nhận diện thương hiệu.
- Thời gian báo cáo: Thời điểm hoặc giai đoạn được báo cáo.
- Thông tin liên hệ: Địa chỉ, số điện thoại, email hoặc trang web của công ty (nếu cần).
- Hình ảnh minh họa (tùy chọn): Các hình ảnh thể hiện sự chuyên nghiệp, như biểu đồ, tài liệu hoặc phong cảnh văn phòng.
2. Chọn phong cách thiết kế
Phong cách tối giản : Sử dụng ít màu sắc nhưng làm nổi bật nội dung chính. Chọn các tông màu trung tính như xanh dương, xám, trắng để tạo sự chuyên nghiệp.
Phong cách hiện đại: Kết hợp các đường nét, biểu đồ hoặc hình khối để tạo cảm giác năng động.
Sử dụng thương hiệu: Dùng màu sắc và font chữ đặc trưng của doanh nghiệp để tạo sự đồng bộ.
3. Cách bố trí
- Tiêu đề: Đặt tiêu đề ở trung tâm hoặc ở phần trên cùng, với kích thước lớn, dễ nhìn.
- Logo: Đặt logo ở góc trên bên trái hoặc bên phải.
- Thông tin doanh nghiệp: Đặt bên dưới logo hoặc góc dưới bìa.
- Hình ảnh hoặc biểu đồ: Nếu có, nên đặt ở trung tâm hoặc làm nền nhấn.
- Bố cục gọn gàng: Đảm bảo khoảng trống giữa các phần để bìa không bị rối mắt.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Báo cáo tài chính là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Kế toán 2015 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2024 quy định như sau: Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị kế toán được lập và trình bày theo đúng quy định của chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán
Tải mẫu bìa báo cáo tài chính File Word mới nhất là mẫu nào? Cách tạo mẫu bìa báo cáo tài chính đẹp? (hình từ internet)
Mẫu báo cáo tài chính theo Thông tư 133?
Theo Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định như sau:
- Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
- Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01a - DNN Tải về |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - DNN Tải về |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - DNN Tải về |
Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp có thể lựa chọn lập Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01b - DNN Tải về thay cho Mẫu số B01a - DNN Tải về
Báo cáo tài chính gửi cho cơ quan thuế phải lập và gửi thêm Bảng cân đối tài khoản (Mẫu số F01 - DNN) Tải về
+ Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Mẫu số B03 - DNN Tải về |
- Hệ thống báo cáo tài chính năm áp dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa không đáp ứng giả định hoạt động liên tục bao gồm:
+ Báo cáo bắt buộc:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01 - DNNKLT Tải về |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - DNN Tải về |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - DNNKLT Tải về |
+ Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập:
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ | Mẫu số B03 - DNN Tải về |
- Hệ thống báo cáo tài chính năm bắt buộc áp dụng cho các doanh nghiệp siêu nhỏ bao gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính | Mẫu số B01 - DNSN Tải về |
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh | Mẫu số B02 - DNSN Tải về |
- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính | Mẫu số B09 - DNSN Tải về |
Khi lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu báo cáo tài chính theo quy định. Trong quá trình áp dụng, nếu thấy cần thiết, các doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung báo cáo tài chính cho phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp nhưng phải được Bộ Tài chính chấp thuận bằng văn bản trước khi thực hiện.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể lập thêm các báo cáo khác để phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của đơn vị.
- Nội dung, phương pháp lập và trình bày các chỉ tiêu trong từng báo cáo được áp dụng thống nhất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính theo Thông tư 133?
Theo Điều 72 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định yêu cầu đối với thông tin trình bày trong Báo cáo tài chính như sau:
(1) Thông tin trình bày trên báo cáo tài chính phải đầy đủ, khách quan, không có sai sót để phản ánh trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thông tin được coi là đầy đủ khi bao gồm tất cả các thông tin cần thiết để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu được bản chất, hình thức và rủi ro của các giao dịch và sự kiện. Đối với một số khoản mục, việc trình bày đầy đủ còn phải mô tả thêm các thông tin về chất lượng, các yếu tố và tình huống có thể ảnh hưởng tới chất lượng và bản chất của khoản mục.
- Trình bày khách quan là không thiên vị khi lựa chọn hoặc mô tả các thông tin tài chính. Trình bày khách quan phải đảm bảo tính trung lập, không chú trọng, nhấn mạnh hoặc giảm nhẹ cũng như có các thao tác khác làm thay đổi mức độ ảnh hưởng của thông tin tài chính là có lợi hoặc không có lợi cho người sử dụng Báo cáo tài chính.
- Không sai sót có nghĩa là không có sự bỏ sót trong việc mô tả hiện tượng và không có sai sót trong quá trình cung cấp các thông tin báo cáo được lựa chọn và áp dụng. Không sai sót không có nghĩa là hoàn toàn chính xác trong tất cả các khía cạnh, ví dụ, việc ước tính các loại giá cả và giá trị không quan sát được khó xác định là chính xác hay không chính xác. Việc trình bày một ước tính được coi là trung thực nếu giá trị ước tính được mô tả rõ ràng, bản chất và các hạn chế của quá trình ước tính được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn số liệu phù hợp trong quá trình ước tính.
(2) Thông tin tài chính phải thích hợp để giúp người sử dụng Báo cáo tài chính dự đoán, phân tích và đưa ra các quyết định kinh tế.
(3) Thông tin tài chính phải được trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu. Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu thiếu thông tin hoặc thông tin thiếu chính xác có thể làm ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng thông tin tài chính của đơn vị báo cáo. Tính trọng yếu dựa vào bản chất và độ lớn, hoặc cả hai, của các khoản mục có liên quan được trình bày trên báo cáo tài chính của một đơn vị cụ thể.
(4) Thông tin tài chính phải đảm bảo có thể kiểm chứng, kịp thời và dễ hiểu.
(5) Thông tin tài chính phải được trình bày nhất quán và có thể so sánh giữa các kỳ kế toán; So sánh được giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa với nhau.
(6) Các chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tài chính. Doanh nghiệp được chủ động đánh lại số thứ tự của các chỉ tiêu theo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán trưởng cơ quan công đoàn là ai? Kế toán trưởng cơ quan công đoàn có được tham gia Ủy ban kiểm tra công đoàn?
- Thẩm quyền thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực theo Nghị định 175? Cơ sở áp dụng hình thức Ban quản lý dự án?
- Điều kiện đối với cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần từ ngày 20/12/2024 như thế nào?
- Quy định về sử dụng ngôn ngữ trong bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 thế nào? Bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú ra sao?
- Lời chúc Giao thừa 2025? Tổng hợp lời chúc Giao thừa 2025 ngắn gọn, ý nghĩa? Lịch đi làm lại sau Tết Âm lịch 2025?