Tài liệu lưu trữ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết giá trị được tổ chức hủy theo các bước nào?
Tài liệu lưu trữ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết giá trị được tổ chức hủy theo các bước nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 43 Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017, có quy định về tổ chức hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị như sau:
Tổ chức hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị
1. Hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị được thực hiện theo các bước sau:
a) Đóng gói tài liệu hết giá trị:
b) Lập biên bản bàn giao tài liệu hết giá trị giữa người quản lý kho hồ sơ và người thực hiện tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
c) Thực hiện tiêu hủy tài liệu tại cơ quan bằng máy cắt giấy, ngâm nước hoặc xé nhỏ; hoặc chuyển đến nhà máy giấy để tái chế;
d) Việc hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị phải bảo đảm hủy hết thông tin trong tài liệu và phải được lập thành biên bản. Lập biên bản về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị.
2. Việc hủy tài liệu lưu trữ điện tử phải được thực hiện đối với toàn bộ hồ sơ thuộc Danh mục tài liệu hết giá trị đã được phê duyệt và phải bảo đảm thông tin đã bị hủy không thể khôi phục lại được
3. Nghiêm cấm việc lợi dụng hủy hồ sơ, tài liệu để sử dụng vào mục đích khác hoặc chuyển giao hồ sơ, tài liệu cần hủy cho những đối tượng khác.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu lưu trữ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết giá trị được tổ chức hủy theo các bước sau:
- Đóng gói tài liệu hết giá trị:
- Lập biên bản bàn giao tài liệu hết giá trị giữa người quản lý kho hồ sơ và người thực hiện tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
- Thực hiện tiêu hủy tài liệu tại cơ quan bằng máy cắt giấy, ngâm nước hoặc xé nhỏ; hoặc chuyển đến nhà máy giấy để tái chế;
- Việc hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị phải bảo đảm hủy hết thông tin trong tài liệu và phải được lập thành biên bản. Lập biên bản về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị
Tài liệu lưu trữ (Hình từ Internet)
Đơn vị muốn hủy tài liệu lưu trữ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết giá trị thì hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 44 Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017, có quy định về hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị như sau:
Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị
1. Việc hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị được lập thành hồ sơ. Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị bao gồm:
a) Tờ trình về việc hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị;
b) Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu;
c) Danh mục tài liệu hết giá trị (kèm theo bản thuyết minh tài liệu hết giá trị);
d) Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu;
đ) Biên bản họp Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu;
e) Văn bản đề nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, tổ chức có tài liệu hết giá trị;
g) Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền;
h) Quyết định hủy tài liệu hết giá trị;
i) Biên bản bàn giao hủy tài liệu hết giá trị;
k) Biên bản hủy tài liệu hết giá trị;
l) Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
2. Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị phải được bảo quản ít nhất là 20 năm tại Lưu trữ cơ quan kể từ ngày hủy tài liệu.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị muốn hủy tài liệu lưu trữ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao hết giá trị thì hồ sơ gồm:
- Tờ trình về việc hủy hồ sơ, tài liệu hết giá trị;
- Quyết định thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu;
- Danh mục tài liệu hết giá trị (kèm theo bản thuyết minh tài liệu hết giá trị);
- Biên bản họp Hội đồng xác định giá trị tài liệu;
- Biên bản họp Hội đồng thẩm tra xác định giá trị tài liệu;
- Văn bản đề nghị thẩm định, xin ý kiến của cơ quan, tổ chức có tài liệu hết giá trị;
- Văn bản thẩm định, cho ý kiến của cơ quan có thẩm quyền;
- Quyết định hủy tài liệu hết giá trị;
- Biên bản bàn giao hủy tài liệu hết giá trị;
- Biên bản hủy tài liệu hết giá trị;
- Các tài liệu có liên quan khác (nếu có).
Ai có thẩm quyền hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 41 Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 381/QĐ-VKSTC năm 2017, có quy định về thẩm quyền hủy tài liệu hết giá trị của Viện kiểm sát nhân dân các cấp như sau:
Thẩm quyền hủy tài liệu hết giá trị của Viện kiểm sát nhân dân các cấp
1. Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao: Quyết định hủy hồ sơ, tài liệu quản lý nhà nước tại kho lưu trữ cơ quan Viện kiểm sát nhân dân tối cao sau khi có văn bản thẩm định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
2. Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tạp chí Kiểm sát, Báo Bảo vệ pháp luật, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Trường Đào tạo, Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao: Quyết định việc hủy hồ sơ, tài liệu quản lý nhà nước sau khi có văn bản thẩm định của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước.
3. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, huyện: Quyết định việc hủy hồ sơ, tài liệu quản lý nhà nước sau khi có văn bản thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ của tỉnh, thành phố.
Như vậy, theo quy định trên thì Lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền hủy tài liệu lưu trữ hết giá trị của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản cam kết của tổ thẩm định đấu thầu mới nhất theo Thông tư 07? Tải về file word mẫu bản cam kết?
- Đất công trình phòng chống thiên tai là đất gì? 07 Nguyên tắc cơ bản trong phòng chống thiên tai?
- Đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp huyện do cơ quan nào thực hiện xây dựng báo cáo Chính phủ?
- TCVN 14159-2:2024 về Quản lý tài liệu - Định dạng tệp tài liệu điện tử cho bảo quản lâu dài - Phần 2: Sử dụng ISO 32000-1 (PDF/A-2) thế nào?
- Rước ông Táo về nhà ngày nào? Mâm cúng ông Táo về nhà Tết Ất Tỵ? Vàng mã cúng ông Táo về nhà có phải chịu thuế TTĐB không?