Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng do ai xây dựng? Tài liệu hướng dẫn có nội dung gì?
- Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng do ai xây dựng? Tài liệu hướng dẫn phải có những nội dung gì?
- Dựa vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng, ai phải ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng chống tham nhũng?
- Kết quả đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được sử dụng để làm gì?
Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng do ai xây dựng? Tài liệu hướng dẫn phải có những nội dung gì?
Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng được xây dựng theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP dưới đây:
Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
1. Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng trên phạm vi cả nước. Nội dung của tài liệu hướng dẫn bao gồm: nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá.
...
Theo quy định trên, nhằm đảm bảo việc thực hiện thống nhất, khách quan và đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống tham nhũng trên phạm vi cả nước, Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm xây dựng Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng.
Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng sẽ gồm những nội dung sau:
- Nội dung, phạm vi, đối tượng, phương pháp đánh giá, trình tự, thủ tục tiến hành đánh giá công tác phòng chống tham nhũng.
Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng (Hình từ Internet)
Dựa vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng, ai phải ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng chống tham nhũng?
Trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng chống tham nhũng được quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP dưới đây:
Tổ chức đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng
...
2. Hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra Chính phủ để tổng hợp.
...
Như vậy, hằng năm, căn cứ vào Tài liệu hướng dẫn đánh giá công tác phòng chống tham nhũng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm ban hành Kế hoạch đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Cơ quan, đơn vị được giao chủ trì thực hiện việc đánh giá công tác phòng chống tham nhũng của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên cơ sở tổng hợp các thông tin, tài liệu, hồ sơ, báo cáo của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trực thuộc thực hiện việc đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng.
Và Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là những người chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả đánh giá của ngành, cấp mình và gửi kết quả đánh giá cho Thanh tra Chính phủ để tổng hợp.
Kết quả đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được sử dụng để làm gì?
Kết quả đánh giá về công tác phòng chống tham nhũng được sử dụng theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 59/2019/NĐ-CP là để xây dựng báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng theo quy định tại Điều 16 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, cụ thể:
- Hằng năm, Chính phủ có trách nhiệm báo cáo Quốc hội về công tác phòng chống tham nhũng trong phạm vi cả nước;
Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
- Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Chính phủ trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong phạm vi cả nước.
- Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xây dựng báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng ở địa phương.
- Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng bao gồm các nội dung sau đây:
+ Đánh giá tình hình tham nhũng;
+ Kết quả thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng và các nội dung khác trong công tác quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng;
+ Đánh giá về công tác phòng, chống tham nhũng và phương hướng, giải pháp, kiến nghị.
- Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan nhà nước hoặc phương tiện thông tin đại chúng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chưa có thẻ căn cước gắn chip thì thực hiện sinh trắc học như thế nào để sử dụng dịch vụ thanh toán?
- Người hành nghề điều dưỡng có văn bằng nào thì được kiểm tra đánh giá năng lực? Cơ quan nào thực hiện kiểm tra đánh giá năng lực?
- Bình đẳng giới trong gia đình là gì? Vi phạm quyền bình đẳng giới trong gia đình có bị xử phạt không?
- Mẫu đơn xin điều chỉnh thiết kế xây dựng mới nhất? 02 trường hợp được điều chỉnh thiết kế xây dựng?
- Tổng hợp mẫu đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới nhất? Hướng dẫn cách viết mẫu?