Tài khoản tổng hợp của NHNN Việt Nam là gì? Việc mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp được thực hiện thế nào?
Tài khoản tổng hợp của NHNN Việt Nam là gì?
Theo khoản 8 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
...
8. Tài khoản tổng hợp: Là tài khoản kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của NHNN, tài khoản này được mở và sử dụng tại phân hệ GL của phần mềm ERP để thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của NHNN.
...
Như vậy, tài khoản tổng hợp là tài khoản kế toán phản ánh tình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế, tài chính của Ngân hàng Nhà nước.
Tài khoản này được mở và sử dụng tại phân hệ GL của phần mềm ERP để thu thập, xử lý, ghi chép và cung cấp thông tin tổng quát về hoạt động kinh tế, tài chính của Ngân hàng Nhà nước.
Việc mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp của NHNN Việt Nam được thực hiện thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp như sau:
Khi phát sinh nghiệp vụ kinh tế mới hoặc yêu cầu mới về quản lý, theo dõi đối tượng kế toán mà các phân hệ nghiệp vụ và các chương trình ứng dụng không có khả năng quản lý, theo dõi được, việc mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp được thực hiện theo quy trình sau:
(1) Mở tài khoản tổng hợp
Sau khi có xác lập yêu cầu mở tài khoản tổng hợp tại Thông tư sửa đổi, bổ sung hệ thống tài khoản Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tài chính - Kế toán phối hợp với Cục Công nghệ tin học thực hiện tạo mới tài khoản (nhập giá trị tài khoản mới vào hệ thống gồm mã tài khoản, tên tài khoản, tính chất tài khoản) và thực hiện cập nhật tài khoản mới vào quy tắc hạch toán trên phân hệ FAH, cập nhật tài khoản mới vào bảng khai chỉ tiêu báo cáo tài chính.
(2) Sửa đổi tài khoản tổng hợp
- Trường hợp sửa đổi tên, nội dung tài khoản mà không sửa đổi số hiệu tài khoản: Sau khi có xác lập yêu cầu sửa đổi tài khoản tổng hợp tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Hệ thống tài khoản Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tài chính - Kế toán phối hợp với Cục Công nghệ tin học thực hiện sửa đổi tên tài khoản và thực hiện cập nhật quy tắc hạch toán trên phân hệ FAH, cập nhật vào bảng khai chỉ tiêu báo cáo tài chính trên;
- Trường hợp sửa đổi số hiệu tài khoản phải thực hiện mở mã tài khoản mới và đóng tài khoản cũ:
+ Sau khi có xác lập yêu cầu sửa đổi tài khoản tổng hợp tại Thông tư sửa đổi, bổ sung Hệ thống tài khoản Ngân hàng Nhà nước, Vụ Tài chính - Kế toán phối hợp với Cục Công nghệ tin học kiểm tra số dư tài khoản cũ, mở tài khoản mới, chuyển đổi số dư trên tài khoản cũ sang tài khoản mới, đóng tài khoản cũ và cập nhật quy tắc hạch toán trên phân hệ FAH và cập nhật vào bảng khai chỉ tiêu báo cáo tài chính.
Tài khoản tổng hợp của NHNN Việt Nam là gì? Việc mở, sửa đổi tài khoản tổng hợp được thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Phương pháp hạch toán trên các tài khoản tổng hợp của NHNN Việt Nam quy định thế nào?
Theo Điều 8 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định phương pháp hạch toán trên các tài khoản tổng hợp của NHNN Việt Nam như sau:
Phương pháp hạch toán trên các tài khoản tổng hợp
1. Việc hạch toán trên các tài khoản được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Các tài khoản trong bảng chia làm ba loại:
Loại tài khoản thuộc tài sản Có : luôn luôn có số dư Nợ.
Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ : luôn luôn có số dư Có.
Loại tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có : lúc có số dư Có, lúc có số dư Nợ hoặc có cả hai số dư.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán ngày, tháng, quý và năm, các đơn vị NHNN chỉ lập đến tài khoản cấp III và phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có).
2. Các cách thức hạch toán:
a) Hạch toán tự động từ các chương trình ứng dụng: Việc hạch toán được hệ thống tự động thực hiện thông qua cài đặt các tham số tại các chương trình, phân hệ nghiệp vụ (ví dụ như các giao dịch hạch toán dự thu lãi cho vay khách hàng, dự trả lãi tiền gửi khách hàng...). Theo đó, các giao dịch tự động từ các chương trình sẽ được cập nhật vào các tài khoản tổng hợp thích hợp được khai báo trong tham số hạch toán tương ứng;
b) Hạch toán thủ công từ các phân hệ: Người dùng nhập trực tiếp hoặc sử dụng các bảng khai trên các chương trình, phân hệ nghiệp vụ làm phát sinh các bút toán hạch toán vào tài khoản tổng hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời gian nghỉ không lương tối đa đối với công chức, viên chức là bao lâu? Thời gian nghỉ không lương có tính vào thời gian làm việc tính phép năm?
- Những bệnh không đủ điều kiện sức khỏe thi lái xe theo Thông tư 36/2024 áp dụng từ 2025 thế nào?
- Quân nhân khi tiếp xúc với nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách có thể bị tước danh hiệu quân nhân?
- Ngoài bản đồ địa giới đơn vị hành chính cấp xã, hồ sơ địa giới đơn vị hành chính cấp xã còn có gì?
- Lập, chỉnh lý, cập nhật, quản lý, khai thác hồ sơ địa chính như thế nào khi địa phương chưa xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai?