Tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (tài khoản 133) của doanh nghiệp là gì? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này?
- Tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (tài khoản 133) của doanh nghiệp là gì?
- Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (tài khoản 133) được quy định thế nào?
- Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ thì làm thế nào?
Tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (tài khoản 133) của doanh nghiệp là gì?
Tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ được quy định tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
b) Kế toán phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Trường hợp không thể hạch toán riêng được thì số thuế GTGT đầu vào được hạch toán vào tài khoản 133. Cuối kỳ, kế toán phải xác định số thuế GTGT được khấu trừ và không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT.
c) Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
d) Việc xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, kê khai, quyết toán, nộp thuế phải tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật về thuế GTGT.
...
Từ quy định trên, có thể hiểu tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của doanh nghiệp là tài khoản 133, được dùng để phản ánh số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ của doanh nghiệp.
Lưu ý: Số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ được tính vào giá trị tài sản được mua, giá vốn của hàng bán ra hoặc chi phí sản xuất, kinh doanh tuỳ theo từng trường hợp cụ thể.
Tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (tài khoản 133) của doanh nghiệp là gì? (Hình từ Internet)
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (tài khoản 133) được quy định thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 19 Thông tư 200/2014/TT-BTC quy định, kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (tài khoản 133) cụ thể như sau:
(1) Bên Nợ: Số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.
(2) Bên Có:
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ;
- Kết chuyển số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ;
- Thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa mua vào nhưng đã trả lại, được giảm giá;
- Số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được hoàn lại.
(3) Số dư bên Nợ:
Số thuế giá trị gia tăng đầu vào còn được khấu trừ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được hoàn lại nhưng Ngân sách nhà nước chưa hoàn trả.
Tài khoản 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, có 2 tài khoản cấp 2:
- Tài khoản 1331 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ: Phản ánh thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ của vật tư, hàng hoá, dịch vụ mua ngoài dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thuế.
- Tài khoản 1332 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ của tài sản cố định: Phản ánh thuế giá trị gia tăng đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm tài sản cố định dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ thuế, của quá trình mua sắm bất động sản đầu tư.
Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ thì làm thế nào?
Trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ thì thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 19 Thông tư 200/2014/TT-BT như sau:
Tài khoản 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ
...
3. Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu
...
3.6. Trường hợp không hạch toán riêng được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
a) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (thuế GTGT đầu vào)
Có các TK 111, 112, 331,...
b) Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế GTGT. Đối với số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
...
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp không hạch toán riêng được thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ thì thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:
- Khi mua vật tư, hàng hóa, tài sản cố định, ghi:
+ Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213 (giá mua chưa có thuế giá trị gia tăng)
+ Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (thuế giá trị gia tăng đầu vào)
Có các TK 111, 112, 331,...
- Cuối kỳ, kế toán tính và xác định thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ, không được khấu trừ theo quy định của pháp luật về thuế giá trị gia tăng. Đối với số thuế giá trị gia tăng đầu vào không được khấu trừ tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán
Có TK 133 - Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nộp tiền thuế không bằng tiền mặt là gì? Có thể nộp tiền thuế không bằng tiền mặt theo quy định?
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?