Tài khoản kế toán nào của tổ chức tài chính vi mô thể hiện các khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng?
- Tài khoản kế toán nào của tổ chức tài chính vi mô thể hiện các khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng?
- Hệ thống tài khoản kế toán về doanh thu từ hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về doanh thu từ hoạt động tín dụng không?
- Kết cấu của tài khoản kế toán kế toán về doanh thu từ hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Tài khoản kế toán nào của tổ chức tài chính vi mô thể hiện các khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Tài khoản 701- Doanh thu từ hoạt động tín dụng
1. Nguyên tắc kế toán:
a) Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản doanh thu từ lãi và các khoản doanh thu tương tự, bao gồm: thu lãi tiền gửi, thu lãi cho vay, thu lãi từ các khoản đầu tư (nếu có) và các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng theo quy định của pháp luật.
- Thu lãi tiền gửi: gồm các khoản thu lãi tiền gửi của TCTCVM gửi tại NHNN, gửi tại các TCTD ở trong nước (nếu có).
- Thu lãi cho vay: gồm các khoản thu lãi cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng.
- Thu khác từ hoạt động tín dụng: gồm các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng của TCTCVM ngoài các khoản thu nói trên;
b) Việc ghi nhận doanh thu từ hoạt động tín dụng tuân thủ theo quy định tại cơ chế tài chính hiện hành và quy định tại Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 14-“Doanh thu và thu nhập khác”;
c) Cuối ngày 31/12, số dư các tài khoản này được kết chuyển toàn bộ sang tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh” và không còn số dư.
Như vậy, các khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô được thể hiện trong tài khoản kế toán 701 bao gồm các khoản thu cụ thể sau:
- Thu lãi tiền gửi: gồm các khoản thu lãi tiền gửi của tổ chức tài chính vi mô gửi tại ngân hàng nhà nước, gửi tại các tổ chức tín dụng ở trong nước.
- Thu lãi cho vay: gồm các khoản thu lãi cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng.
- Thu khác từ hoạt động tín dụng: gồm các khoản thu khác từ hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô ngoài các khoản thu nói trên.
Tài khoản kế toán nào của tổ chức tài chính vi mô thể hiện các khoản doanh thu từ hoạt động tín dụng? (Hình từ Internet)
Hệ thống tài khoản kế toán về doanh thu từ hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì hệ thống tài khoản kế toán về doanh thu từ hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô bao gồm những tài khoản cấp 2 sau:
+ 7011 - Thu lãi tiền gửi;
+ 7012 - Thu lãi cho vay;
+ 7013 - Thu lãi từ các khoản đầu tư;
+ 7019 - Thu khác từ hoạt động tín dụng.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và tài khoản kế toán cấp 5 về doanh thu từ hoạt động tín dụng không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN về phương pháp hạch toán, kế toán như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
b) Việc hạch toán trên các tài khoản trong bảng được tiến hành theo phương pháp ghi sổ kép (Nợ - Có). Tính chất số dư của các tài khoản được quy định tại phần nội dung hạch toán các tài khoản.
Khi lập bảng cân đối tài khoản kế toán tháng và năm, các TCTCVM phải phản ánh đầy đủ và đúng tính chất số dư của các loại tài khoản nói trên (đối với tài khoản thuộc tài sản Có và tài khoản thuộc tài sản Nợ) và không được bù trừ giữa hai số dư Nợ - Có (đối với tài khoản thuộc tài sản Nợ - Có);
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản kế toán về doanh thu từ hoạt động tín dụng nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Kết cấu của tài khoản kế toán kế toán về doanh thu từ hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 48 Thông tư 31/2019/TT-NHNN thì tài khoản kế toán kế toán về doanh thu từ hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô có kết cấu và nội dung phản ánh như sau:
Bên Nợ:
- Các khoản giảm trừ doanh thu từ hoạt động tín dụng.
- Kết chuyển doanh thu thuần từ hoạt động tín dụng vào tài khoản 001 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: - Doanh thu từ hoạt động tín dụng phát sinh trong kỳ.
Số dư bên Có: - Phản ánh thu về hoạt động tín dụng hiện có của TCTCVM.
Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.
Lưu ý: Tài khoản kế toán 701 - Doanh thu từ hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi mô không có số dư cuối kỳ kế toán năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản tự đánh giá xếp loại hạnh kiểm của học sinh cuối kì 1 năm học 2024 2025? Viết bản tự xếp loại hạnh kiểm học sinh cuối kì 1?
- Quyền hưởng dụng là gì? Có được cho thuê quyền hưởng dụng không? Có được hưởng giá trị hoa lợi, lợi tức khi quyền hưởng dụng chấm dứt không?
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?