Tài khoản kế toán dùng để làm gì? Tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cấu trúc ra sao?
Tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dùng để làm gì?
Theo khoản 6 Điều 4 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về Hệ thống tài khoản kế toán Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có giải thích như sau:
Giải thích từ ngữ
...
6. Tài khoản kế toán: dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của NHNN theo đối tượng và nội dung kinh tế cụ thể.
...
Như vậy, tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh của Ngân hàng Nhà nước theo đối tượng và nội dung kinh tế cụ thể.
Tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cấu trúc ra sao?
Theo Điều 5 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp, có cấu trúc như sau:
A.B.C.D.E.F
(1) Nhóm A: là mã đơn vị gồm 5 chữ số A1 A2 A3 A4 A5, thể hiện các đơn vị NHNN có báo cáo kế toán riêng. Mã đơn vị dùng để phân biệt bút toán thuộc đơn vị nào, hỗ trợ chức năng cộng ngang từ cấp chi nhánh để tổng hợp số liệu báo cáo kế toán của toàn NHNN. Trong đó:
- A1 A2 A3 là số thứ tự đơn vị (từ 001 đến 999);
- A4 A5 là số thứ tự của Ban quản lý công trình trực thuộc đơn vị NHNN (từ 01 đến 99).
(2) Nhóm B: là mã phòng ban/ bộ phận gồm có 2 chữ số B1 B2 (từ 01 đến 99) dùng để nhóm các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh theo từng phòng ban/ bộ phận của từng đơn vị.
(3) Nhóm C: là mã tài khoản tổng hợp gồm có 8 chữ số C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 dùng để làm cơ sở hạch toán tổng hợp và lập bảng cân đối tài khoản kế toán thống nhất trong tất cả các đơn vị NHNN. Tài khoản tổng hợp của NHNN được bố trí như sau:
- Loại tài khoản: gồm 1 chữ số C1 (từ 0 đến 9);
- Tài khoản tổng hợp cấp I: gồm 3 chữ số C1 C2 C3 trong đó C1 là loại tài khoản, C2 C3 là số thứ tự của tài khoản cấp I trong loại (từ 01 đến 99);
- Tài khoản tổng hợp cấp II: gồm 6 chữ số C1 C2 C3 C4 C5 C6 trong đó C1 C2 C3 là tài khoản cấp I, C4 C5 C6 là số thứ tự của tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I (từ 001 đến 999);
- Tài khoản tổng hợp cấp III: gồm 8 chữ số C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 trong đó C1 C2 C3 C4 C5 C6 là tài khoản cấp II, C7 C8 là số thứ tự của tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II (từ 01 đến 99).
(4) Nhóm D: là mã tài khoản chi tiết dùng để theo dõi, phản ánh thông tin chi tiết của tài khoản tổng hợp. Mã tài khoản này gồm có 3 chữ số D1 D2 D3 (từ 001 đến 999) phản ánh số thứ tự tài khoản chi tiết trong tài khoản tổng hợp.
Việc mở và sử dụng tài khoản chi tiết thực hiện theo yêu cầu quản lý của NHNN.
(5) Nhóm E: là mã liên chi nhánh gồm 5 chữ số E1 E2 E3 E4 E5 (sử dụng bộ giá trị như nhóm A) dùng để theo dõi các luồng thanh toán giữa các đơn vị NHNN.
(6) Nhóm F: là mã tài khoản hoạt động, dùng để theo dõi, phản ánh thông tin chi tiết theo từng đối tượng kế toán cụ thể như: loại tiền tệ, đối tượng, khách hàng, loại nghiệp vụ,... Độ dài và kết cấu của tài khoản hoạt động được xác định tùy theo các phân hệ nghiệp vụ, phần mềm ứng dụng.
Tài khoản kế toán dùng để làm gì? Tài khoản kế toán của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có cấu trúc ra sao? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán được quy định như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2015/TT-NHNN quy định về nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán như sau:
Quản lý tài khoản kế toán
1. Nguyên tắc mở, sửa đổi tài khoản kế toán
a) Các tài khoản kế toán sau khi mở, sửa đổi phải đảm bảo tuân thủ các quy định tại Điều 5 Thông tư này;
b) Việc mở, sửa đổi, đóng tài khoản tổng hợp được thực hiện vào cuối ngày, sau khi đã cập nhật và lưu trữ ngày, in sổ kế toán chi tiết, Bảng cân đối kế toán ngày, tháng theo số hiệu và tên tài khoản cũ;
c) Việc chuyển đổi số dư từ tài khoản cũ sang tài khoản mới phải đảm bảo các yêu cầu sau:
(i) Phản ánh đúng nội dung và tính chất tài khoản;
(ii) Số dư đầu kỳ kế toán, số phát sinh từ đầu kỳ kế toán đến ngày chuyển đổi, số dư cuối ngày chuyển đổi của các tài khoản cũ không thay đổi khi chuyển sang tài khoản mới;
(iii) Sau ngày chuyển đổi, tài khoản được ghi, in trên chứng từ, sổ kế toán, báo cáo kế toán được thể hiện theo số hiệu tài khoản mới;
(iv) Tại ngày chuyển đổi, phải lập, in và lưu trữ hai bảng cân đối tài khoản kế toán: Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản cũ và Bảng cân đối tài khoản kế toán theo số hiệu tài khoản mới;
d) Trách nhiệm quản lý hệ thống tài khoản kế toán:
(i) Việc quản lý mã tài khoản nhóm A, nhóm B, nhóm E, nhóm F do Cục Công nghệ tin học thực hiện;
(ii) Việc quản lý mã tài khoản nhóm C, nhóm D do Vụ Tài chính - Kế toán thực hiện.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?