Tài khoản 711 là tài khoản gì của doanh nghiệp? Tài khoản 711 có số dư cuối kỳ không? Phương pháp kế toán?
Tài khoản 711 là tài khoản gì của doanh nghiệp?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 93 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì Tài khoản 711 - Thu nhập khác là tài khoản kế toán dùng để phản ánh các khoản thu nhập khác ngoài hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm các khoản sau:
- Thu nhập từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định;
- Chênh lệch giữa giá trị hợp lý tài sản được chia từ hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) cao hơn chi phí đầu tư xây dựng tài sản đồng kiểm soát;
- Chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác;
- Thu nhập từ nghiệp vụ bán và thuê lại tài sản;
- Các khoản thuế phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn (thuế xuất khẩu được hoàn, thuế huế giá trị gia tăng, tiêu thụ đặc biệt, bảo vệ môi trường phải nộp nhưng sau đó được giảm);
- Thu tiền được phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng;
- Thu tiền bồi thường của bên thứ ba để bù đắp cho tài sản bị tổn thất (ví dụ thu tiền bảo hiểm được bồi thường, tiền đền bù di dời cơ sở kinh doanh và các khoản có tính chất tương tự);
- Thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xóa sổ;
- Thu các khoản nợ phải trả không xác định được chủ;
- Các khoản tiền thưởng của khách hàng liên quan đến tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ không tính trong doanh thu (nếu có);
- Thu nhập quà biếu, quà tặng bằng tiền, hiện vật của các tổ chức, cá nhân tặng cho doanh nghiệp;
- Giá trị số hàng khuyến mại không phải trả lại;
- Các khoản thu nhập khác ngoài các khoản nêu trên.
Tài khoản 711 là tài khoản gì của doanh nghiệp? Tài khoản 711 có số dư cuối kỳ không? Phương pháp kế toán? (Hình từ Internet)
Tài khoản 711 - Thu nhập khác có số dư cuối kỳ không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Thông tư 200/2014/TT-BTC về kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 - Thu nhập khác như sau:
Tài khoản 711 - Thu nhập khác
...
2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 711 - Thu nhập khác
Bên Nợ:
- Số thuế GTGT phải nộp (nếu có) tính theo phương pháp trực tiếp đối với các khoản thu nhập khác ở doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
- Cuối kỳ kế toán, kết chuyển các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ sang tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.
Bên Có: Các khoản thu nhập khác phát sinh trong kỳ.
Tài khoản 711 - "Thu nhập khác" không có số dư cuối kỳ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tài khoản 711 - Thu nhập khác không có số dư cuối kỳ.
Phương pháp kế toán thu nhập khác phát sinh từ giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động ra sao?
Căn cứ vào điểm d khoản 3 Điều 93 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì phương pháp kế toán thu nhập khác phát sinh từ giao dịch bán và thuê lại tài sản cố định là thuê hoạt động như sau:
Khi bán TSCĐ và thuê lại, căn cứ vào Hóa đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, kế toán phản ánh giao dịch bán theo các trường hợp sau:
- Nếu giá bán được thỏa thuận ở mức giá trị hợp lý thì các khoản lỗ hay lãi phải được ghi nhận ngay trong kỳ phát sinh. Phản ánh số thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
Đồng thời, ghi giảm TSCĐ (như điểm c nêu trên)
- Trường hợp giá bán và thuê lại TSCĐ thấp hơn giá trị hợp lý nhưng mức giá thuê thấp hơn giá thuê thị trường thì khoản lỗ này không được ghi nhận ngay mà phải phân bổ dần phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong thời gian thuê tài sản. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT và các chứng từ liên quan đến việc bán TSCĐ, phản ánh thu nhập bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (giá bán TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp.
- Đồng thời, ghi giảm TSCĐ như sau:
Nợ TK 811 - Chi phí khác
Nợ TK 242 - Chi phí trả trước
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (nếu có)
Có TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ).
- Định kỳ, phân bổ sỗ lỗ về giao dịch bán và thuê lại TSCĐ là thuê hoạt động (chênh lệch giữa giá bán nhỏ hơn giá trị hợp lý) vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642
Có TK 242 – Chi phí trả trước.
- Nếu giá bán và thuê lại tài sản cao hơn giá trị hợp lý thì khoản chênh lệch cao hơn giá trị hợp lý không được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ mà được phân bổ dần trong suốt thời gian mà tài sản đó được dự kiến sử dụng, còn số chênh lệch giữa giá trị hợp lý và giá trị còn lại được ghi nhận ngay là một khoản lãi trong kỳ.
+ Căn cứ vào Hoá đơn GTGT bán TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,...
Có TK 711 - Thu nhập khác (tính bằng giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3387- Doanh thu chưa thực hiện (chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ)
Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (nếu có).
Đồng thời, ghi giảm giá trị TSCĐ bán và thuê lại (như điểm c nêu trên)
+ Định kỳ, phân bổ chênh lệch giữa giá bán cao hơn giá trị hợp lý của TSCĐ bán và thuê lại ghi giảm chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ phù hợp với khoản thanh toán tiền thuê trong suốt thời gian mà tài sản đó dự kiến sử dụng, ghi:
Nợ TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
Có các TK 623, 627, 641, 642.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bác sĩ điều trị cho bệnh nhân có quyền ký giấy chuyển viện hay không? Điều kiện được chuyển viện cho bệnh nhân là gì?
- Xử lý tang vật tạm giữ liên quan đến hành vi trốn thuế như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024? Bài phát biểu tổng kết chi bộ 2024 thế nào? Chi bộ Đảng có nhiệm vụ gì?
- Báo cáo tình hình sử dụng lao động cuối năm nộp trực tiếp như thế nào? Khi nào phải nộp báo cáo trực tiếp?
- Hợp đồng ủy quyền đại diện cho người khác thực hiện quyền kháng cáo có bắt buộc phải công chứng, chứng thực không?