Tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con là gì? Cách hạch toán tài khoản 221 trong trường hợp công ty mẹ đầu tư vào công ty con bằng hình thức góp vốn?
Tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 41 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con
1. Nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con. Công ty con là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, chịu sự kiểm soát của một đơn vị khác (gọi là công ty mẹ), (kể cả công ty thành viên của Tổng công ty và các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập).
b) Chỉ hạch toán vào TK 221 "Đầu tư vào công ty con" khi nhà đầu tư nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết (ngoại trừ trường hợp tại điểm c dưới đây) và có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của đơn vị khác nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó. Khi công ty mẹ không còn quyền kiểm soát công ty con thì ghi giảm khoản đầu tư vào công ty con. Trường hợp nhà đầu tư tạm thời nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết tại đơn vị nhưng không dự định thực thi quyền biểu quyết do mục đích đầu tư là mua – bán công cụ vốn để kiếm lời (nắm giữ khoản đầu tư vì mục đích thương mại và quyền kiểm soát chỉ là tạm thời) thì không hạch toán khoản đầu tư vào tài khoản này mà hạch toán là đầu tư ngắn hạn.
...
Theo đó, Tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con là tài khoản kế toán của doanh nghiệp được dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con.
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con thế nào?
Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con được quy định tại khoản 2 Điều 41 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng.
Bên Có: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm.
Số dư bên Nợ: Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con hiện có của công ty mẹ.
Phương pháp kế toán đối với Tài khoản 221 trong trường hợp công ty mẹ đầu tư vào công ty con bằng hình thức góp vốn thế nào?
Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu đối với đối với tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con được quy định tại điểm 3.1 khoản 3 Điều 41Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
(1) Khi công ty mẹ đầu tư vào công ty con bằng tiền, căn cứ số tiền đầu tư và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư vào công ty con, ghi:
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Có các TK 111, 112, 3411,...
Đồng thời mở sổ chi tiết để theo dõi từng loại cổ phiếu theo mệnh giá (nếu đầu tư vào công ty con dưới hình thức mua cổ phiếu).
(2) Trường hợp công ty mẹ góp vốn vào công ty con bằng tài sản phi tiền tệ:
Khi công ty mẹ đầu tư góp vốn vào công ty con bằng hàng tồn kho hoặc TSCĐ (không phải là việc thanh toán khi mua doanh nghiệp trong giao dịch hợp nhất kinh doanh), công ty mẹ phải ghi nhận phần chênh lệch giữa giá trị ghi sổ (đối với vật tư, hàng hóa) hoặc giá trị còn lại (đối với TSCĐ) và giá trị đánh giá lại của tài sản đem đi góp vốn do các bên đánh giá vào thu nhập khác hoặc chi phí khác;
Công ty con khi nhận tài sản của công ty mẹ góp phải ghi tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu và tài sản nhận được theo giá thoả thuận giữa các bên.
- Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn nhỏ hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh khoản lãi là phần chênh lệch đánh giá tăng tài sản vào thu nhập khác, ghi:
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Có TK 211, 213, 217 (nếu góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư)
Có TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho)
Có TK 711 - Thu nhập khác (phần chênh lệch đánh giá tăng).
- Trường hợp giá trị ghi sổ hoặc giá trị còn lại của tài sản đem đi góp vốn lớn hơn giá trị do các bên đánh giá lại, kế toán phản ánh khoản lỗ là phần chênh lệch đánh giá giảm tài sản vào chi phí khác, ghi:
Nợ TK 221 - Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ
Nợ TK 811 - Chi phí khác (phần chênh lệch đánh giá giảm)
Có các TK 211, 213, 217(nếu góp vốn bằng TSCĐ hoặc BĐS đầu tư)
Có các TK 152, 153, 155, 156 (nếu góp vốn bằng hàng tồn kho).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?