Tại cơ quan thi hành án dân sự thì những đối tượng nào mới được bổ nhiệm làm thủ trưởng cơ quan?
- Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự có thể ra giải quyết việc thi hành án dân sự có liên quan đến người thân không?
- Tại cơ quan thi hành án dân sự thì những đối tượng nào mới được bổ nhiệm làm thủ trưởng cơ quan?
- Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có những nhiệm vụ và quyền hạn nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Chấp hành viên cơ quan thi hành án dân sự có thể ra giải quyết việc thi hành án dân sự có liên quan đến người thân không?
Căn cứ Điều 21 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về những điều mà Chấp hành viên không được làm như sau:
Những việc Chấp hành viên không được làm
1. Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
2. Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
3. Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
4. Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
5. Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
a) Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
b) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
c) Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
6. Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
8. Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
Theo quy định thì Chấp hành viên không được thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
- Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
- Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
- Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Như vậy, trường hợp vụ việc có liên quan đến cháu họ thì Chấp hành viên vẫn có thể thực hiện việc thi hành án.
Tại cơ quan thi hành án dân sự thì những đối tượng nào mới được bổ nhiệm làm thủ trưởng cơ quan?
Căn cứ Điều 22 Luật thi hành án dân sự 2008 quy định về thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự như sau:
Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
1. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải là Chấp hành viên. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
2. Chính phủ quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục bổ nhiệm, miễn nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và cơ quan thi hành án trong quân đội.
Theo quy định thì Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải là Chấp hành viên. Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm; Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm.
Tải về mẫu thẻ Chấp hành viên mới nhất 2023: Tại Đây
Tại cơ quan thi hành án dân sự thì những đối tượng nào mới được bổ nhiệm làm thủ trưởng cơ quan? (Hình từ Internet)
Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có những nhiệm vụ và quyền hạn nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Căn cứ Điều 23 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự
1. Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Ra quyết định về thi hành án theo thẩm quyền;
b) Quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự;
c) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức thi hành án;
d) Yêu cầu cơ quan đã ra bản án, quyết định giải thích bằng văn bản những điểm chưa rõ hoặc không phù hợp với thực tế trong bản án, quyết định đó để thi hành;
đ) Kiến nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định theo quy định của pháp luật;
e) Trả lời kháng nghị, kiến nghị của Viện kiểm sát; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
h) Tổ chức thực hiện chế độ báo cáo, thống kê thi hành án;
i) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có quyền điều động, hướng dẫn nghiệp vụ, chỉ đạo, kiểm tra công tác thi hành án đối với Chấp hành viên, công chức cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và cấp huyện trên địa bàn và những việc khác theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp.
2. Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự và chịu trách nhiệm trong phạm vi công việc được giao.
Như vậy, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có một số quyền hạn và nhiệm vụ như ra quyết định về thi hành án theo thẩm quyền; quản lý, chỉ đạo hoạt động thi hành án dân sự của cơ quan thi hành án dân sự; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp tổ chức thi hành án;...và một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 18? Tải về mẫu báo cáo? Nghị quyết 18 là nghị quyết về gì?
- Mẫu báo cáo thành tích tập thể đề nghị khen thưởng Công đoàn cơ sở vững mạnh xuất sắc? Tải về mẫu?
- Mẫu Báo cáo chính trị đại hội chi bộ tổ dân phố mới nhất? Tải về mẫu Báo cáo chính trị đại hội chi bộ tổ dân phố?
- Mẫu tổng hợp nhu cầu giao rừng cho thuê rừng chuyển mục đích sử dụng rừng chuẩn Quyết định 3703?
- Trách nhiệm tổ chức thực hiện điều tra, đánh giá đất đai, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất được quy định như thế nào?