Tải 10 mẫu bản cam kết được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Tổng hợp các mẫu bản cam kết thông dụng?
Tải 10 mẫu bản cam kết được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Tổng hợp mẫu bản cam kết thông dụng?
Bản cam kết là một tài liệu hoặc văn bản pháp lý được lập ra để xác nhận sự thỏa thuận, đồng ý hoặc cam đoan thực hiện một nhiệm vụ, trách nhiệm hoặc nghĩa vụ nhất định giữa một cá nhân, tổ chức hoặc nhiều bên liên quan.
Nội dung cơ bản của bản cam kết thường bao gồm:
- Tiêu đề: Rõ ràng, ví dụ: "BẢN CAM KẾT" hoặc "GIẤY CAM KẾT".
- Thông tin các bên liên quan: Ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại, hoặc các thông tin nhận dạng của cá nhân, tổ chức.
- Nội dung cam kết: Bao gồm các điều khoản cụ thể mà các bên cam kết thực hiện, ví dụ:
+ Hoàn thành một công việc trong thời gian nhất định.
+ Tuân thủ các quy định, nội quy.
+ Bảo đảm thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ.
- Thời gian và hiệu lực: Thời điểm bắt đầu và kết thúc hoặc điều kiện làm cho cam kết có hiệu lực.
- Chữ ký và xác nhận: Có chữ ký của các bên liên quan và dấu xác nhận (nếu cần) để đảm bảo tính pháp lý.
*Dưới đây là 10 mẫu bản cam kết được sử dụng nhiều nhất hiện nay mà người đọc có thể tham khảo:
TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết dùng chung (Mẫu 1) TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết chịu trách nhiệm (Mẫu 2) TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết tu dưỡng rèn luyện phấn đấu (Mẫu 3) TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết trả nợ (Mẫu 4) TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết giữa hai bên về tài sản riêng (Mẫu 5) TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết làm việc (Mẫu 6) TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết bảo mật thông tin khách hàng (Mẫu 7) TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết thu nhập cá nhân (Mẫu 8) TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết không có tranh chấp đất đai (Mẫu 9) TẢI VỀ Mẫu Bản cam kết đảm bảo an toàn xây dựng (Mẫu 10) |
(Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải 10 mẫu bản cam kết được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Tổng hợp các mẫu bản cam kết thông dụng? (Hình từ Internet)
Bản cam kết vô hiệu trong trường hợp nào?
Căn cứ quy định tại Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Giao dịch dân sự
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Căn cứ quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.
Căn cứ quy định tại Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.
Và căn cứ quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Giao dịch dân sự vô hiệu
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
Như vậy, giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Cũng theo quy định trên, giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật Dân sự 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 có quy định khác.
Như vậy, trong một số trường hợp, bản cam kết được xác lập trên một số giao dịch dân sự, bản cam kết có giá trị pháp lý khi đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự, bản cam kết sẽ vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau (trừ trường hợp Bộ luật Dân sự 2015 có quy định khác):
- Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự không phù hợp với bản cam kết được xác lập;
- Chủ thể thực hiện bản cam kết không hoàn toàn tự nguyện;
- Mục đích và nội dung của bản cam kết không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Lưu ý: Hình thức của bản cam kết là điều kiện có hiệu lực của bản cam kết trong trường hợp luật có quy định.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì? Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là gì?
Theo quy định tại Điều 16 Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự và mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết.
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là gì?
Theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Dân sự 2015 thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kế hoạch Marketing cơ bản dành cho doanh nghiệp trong một số lĩnh vực như bất động sản, du lịch, công nghệ? Tải mẫu?
- Quy tắc ứng xử của nhà báo trên mạng xã hội thế nào? Quyền và nghĩa vụ của nhà báo hiện nay?
- Đối tượng nào phải huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, ứng phó sự cố năm 2025?
- Đầu tư xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ để cho thuê phải đáp ứng các yêu cầu xây dựng nào?
- Tất niên là gì? Công ty có nghĩa vụ tặng quà Tết cho nhân viên vào ngày tất niên công ty hay không?