Biện pháp chống bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá được quy định như sau:

- Biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam (sau đây gọi là biện pháp chống bán phá giá) là biện pháp được áp dụng trong trường hợp hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam gây ra thiệt hại đáng kể hoặc đe dọa gây ra thiệt hại đáng kể của ngành sản xuất trong nước hoặc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.

- Hàng hóa được xác định bị bán phá giá khi nhập khẩu vào Việt Nam với giá thấp hơn giá thông thường là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự bán tại nước xuất khẩu hoặc tại một nước thứ ba trong các điều kiện thương mại thông thường hoặc mức giá mà Cơ quan điều tra xác định bằng phương pháp tự tính toán.

- Các biện pháp chống bán phá giá bao gồm:

+ Áp dụng thuế chống bán phá giá;

+ Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu hàng hóa bị yêu cầu áp dụng biện pháp chống bán phá giá với Cơ quan điều tra của Việt Nam hoặc với các nhà sản xuất trong nước nếu được Cơ quan điều tra chấp thuận.

(Theo Điều 77 Luật Quản lý ngoại thương 2017)

Tải trọn bộ các văn bản về Biện pháp chống bán phá giá hiện hành: Tải về

Thuế chống bán phá giá

Thuế chống bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá | Thuế chống bán phá giá

Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá

Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá | Cam kết về các biện pháp loại trừ bán phá giá

Biện pháp chống bán phá giá đang được điều chỉnh bằng những Căn cứ pháp lý sau đây:
Pháp luật Biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp có thể bị hủy bỏ hay không? Hành vi nào được xem là vi phạm biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp?
Cho hỏi biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp có thể bị hủy bỏ hay không? Hành vi nào được xem là vi phạm biện pháp cam kết loại trừ hành vi bán phá giá, trợ cấp? - Câu hỏi của anh Liên tại Hà Giang.
Pháp luật Hướng dẫn quy trình, thủ tục rà soát việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với các sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc?
Chào anh/chị, tôi là chủ một doanh nghiệp chuyên nhập khẩu các sản phẩm nhôm chưa gia công từ Trung Quốc về Việt Nam để tiến hành gia công và bán lại. Thông qua tìm hiểu tôi được biết loại sản phẩm này khi nhập khẩu vào Việt Nam sẽ bị áp dụng thuế chống bán phá giá làm cho giá thành nhập khẩu sản phẩm nhôm lên cao dẫn đến việc làm ăn của doanh nghiệp mang lại lợi nhuận không cao. Vậy cho tôi hỏi có áp dụng rà soát biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm nhôm có xuất xứ từ Trung Quốc để áp dụng đúng nhất mức thuế chống bán phá giá hay không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào