Tách vụ án hình sự để điều tra được thực hiện khi nào? Phải gửi quyết định tách vụ án cho VKS khi nào?
- Tách vụ án hình sự để điều tra được thực hiện khi nào? Phải gửi quyết định tách vụ án cho VKS khi nào?
- Trường hợp có đủ căn cứ, điều kiện phải vụ án để tiến hành điều tra nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát xử lý thế nào?
- Viện kiểm sát nhân dân được quyền tách vụ án hình sự trong trường hợp nào?
Tách vụ án hình sự để điều tra được thực hiện khi nào? Phải gửi quyết định tách vụ án cho VKS khi nào?
Căn cứ Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
1. Cơ quan điều tra có thể nhập để tiến hành điều tra theo thẩm quyền trong cùng một vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
2. Cơ quan điều tra chỉ được tách vụ án trong trường hợp cần thiết khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm và nếu việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
3. Quyết định nhập hoặc tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định. Trường hợp không nhất trí với quyết định nhập hoặc tách vụ án của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát ra quyết định hủy bỏ và nêu rõ lý do.
Chiếu theo quy định này thì việc tách vụ án hình sự để điều tra chỉ được thực hiện khi đảm bảo 02 điều kiện sau:
- Khi không thể hoàn thành sớm việc điều tra đối với tất cả các tội phạm;
- Việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện của vụ án.
Cũng theo quy định này, quyết định tách vụ án phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định.
Tách vụ án hình sự để điều tra được thực hiện khi nào? Phải gửi quyết định tách vụ án cho VKS khi nào? (hình từ internet)
Trường hợp có đủ căn cứ, điều kiện phải vụ án để tiến hành điều tra nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì Viện kiểm sát xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 56 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định như sau:
Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra, truy tố; kiểm sát việc thực hiện thẩm quyền điều tra; giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra
1. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục nhập, tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra theo quy định tại Điều 170 Bộ luật Tố tụng hình sự.
Ngay sau khi nhận được quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, nếu thấy không có căn cứ thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra quyết định hủy bỏ quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự và nêu rõ lý do.
Trường hợp có đủ căn cứ, điều kiện phải nhập hoặc tách vụ án để tiến hành điều tra nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
2. Trong giai đoạn truy tố, Kiểm sát viên kiểm tra chặt chẽ căn cứ, điều kiện, thẩm quyền, trình tự, thủ tục để báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện quyết định nhập hoặc tách vụ án theo quy định tại Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự.
3. Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ việc thực hiện thẩm quyền điều tra của các cơ quan có thẩm quyền điều tra theo quy định tại Điều 163 và Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự; các điều 16, 17, 19, 20, 21, 23, 24, 26, 27, 28, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38 và 39 Luật Tổ chức Cơ quan điều tra hình sự.
Nếu phát hiện việc điều tra không đúng thẩm quyền thì thực hiện thủ tục chuyển vụ án để điều tra đúng thẩm quyền theo quy định tại Điều 57 Quy chế này.
...
Đối chiếu với quy định này, trường hợp có đủ căn cứ, điều kiện phải nhập hoặc tách vụ án để tiến hành điều tra nhưng Cơ quan điều tra không thực hiện thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra.
Viện kiểm sát nhân dân được quyền tách vụ án hình sự trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 242 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố
1. Viện kiểm sát quyết định nhập vụ án khi thuộc một trong các trường hợp:
a) Bị can phạm nhiều tội;
b) Bị can phạm tội nhiều lần;
c) Nhiều bị can cùng thực hiện một tội phạm hoặc cùng với bị can còn có những người khác che giấu tội phạm hoặc không tố giác tội phạm, tiêu thụ tài sản do bị can phạm tội mà có.
2. Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
a) Bị can bỏ trốn;
b) Bị can mắc bệnh hiểm nghèo;
c) Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Theo đó, Viện kiểm sát quyết định tách vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây nếu xét thấy việc tách đó không ảnh hưởng đến việc xác định sự thật khách quan, toàn diện và đã có quyết định tạm đình chỉ vụ án đối với bị can:
- Bị can bỏ trốn;
- Bị can mắc bệnh hiểm nghèo;
- Bị can bị áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động thì xử phạt hành chính như thế nào theo quy định?
- Luật chuyên ngành điều chỉnh quan hệ dân sự có mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự thì áp dụng Luật nào?
- Siêu hình trong triết học là gì? Phương pháp siêu hình là gì? Sinh viên học môn triết học có nhiệm vụ gì?
- Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng là gì? Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh được xác định thế nào?