Tác phẩm báo chí là gì? Tác phẩm báo chí có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Tác phẩm báo chí là gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP giải thích về tác phẩm báo chí như sau:
3. Tác phẩm báo chí quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
...
Theo đó, tác phẩm báo chí là tác phẩm có nội dung độc lập và cấu tạo hoàn chỉnh, bao gồm các thể loại: Phóng sự, ghi nhanh, tường thuật, phỏng vấn, phản ánh, điều tra, bình luận, xã luận, chuyên luận, ký báo chí và các thể loại báo chí khác nhằm đăng, phát trên báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử hoặc các phương tiện khác.
Tác phẩm báo chí là gì? Tác phẩm báo chí có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả hay không? (hình từ internet)
Tác phẩm báo chí có phải đối tượng được bảo hộ quyền tác giả không?
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, cụ thể như sau:
Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả
1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc;
đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
...
Theo quy định này thì tác phẩm báo chí là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền tác giả.
Trong đó, quyền tác giả được quy định tại Điều 18 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:
(i) Quyền nhân thân được quy định tại Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 gồm:
- Đặt tên cho tác phẩm.
Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;
- Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi, cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
(ii) Quyền tài sản bao gồm các quyền được nêu tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022:
- Làm tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn tác phẩm trước công chúng trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các bản ghi âm, ghi hình hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào tại địa điểm mà công chúng có thể tiếp cận được nhưng công chúng không thể tự do lựa chọn thời gian và từng phần tác phẩm;
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc một phần tác phẩm bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
- Phân phối, nhập khẩu để phân phối đến công chúng thông qua bán hoặc hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác đối với bản gốc, bản sao tác phẩm dưới dạng hữu hình, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều này;
- Phát sóng, truyền đạt đến công chúng tác phẩm bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác, bao gồm cả việc cung cấp tác phẩm đến công chúng theo cách mà công chúng có thể tiếp cận được tại địa điểm và thời gian do họ lựa chọn;
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính, trừ trường hợp chương trình máy tính đó không phải là đối tượng chính của việc cho thuê.
Căn cứ nào dùng để xác định đối tượng được bảo hộ quyền tác giả?
Căn cứ xác định đối tượng được bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan được quy định tại Điều 65 Nghị định 17/2023/NĐ-CP, cụ thể gồm:
- Việc xác định đối tượng được bảo hộ được thực hiện bằng cách xem xét các tài liệu, chứng cứ chứng minh căn cứ phát sinh quyền theo quy định tại các khoản 1 và 2 Điều 6 của Luật Sở hữu trí tuệ và không thuộc các đối tượng không được bảo hộ quyền tác giả quy định tại Điều 15 của Luật Sở hữu trí tuệ.
- Đối với quyền tác giả, quyền liên quan đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền, đối tượng được bảo hộ được xác định theo Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan và các tài liệu kèm theo Giấy chứng nhận đăng ký đó.
- Đối với quyền tác giả, quyền liên quan không đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền thì các quyền này được xác định theo giả định về quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại Điều 198a của Luật Sở hữu trí tuệ và Điều 59 của Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tờ khai thuế môn bài cho hộ kinh doanh? Thời hạn nộp thuế môn bài hàng năm đối với hộ kinh doanh?
- Mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (Mẫu C1-02/NS) mới nhất 2025? Tải về mẫu về ở đâu?
- Viết đoạn văn nghị luận về lòng dũng cảm hay và ý nghĩa? Nhiệm vụ của học sinh các cấp hiện nay là gì?
- Tác hại của động đất? Dấu hiệu động đất? Động đất có độ lớn bao nhiêu thì ảnh hưởng đến Việt Nam?
- Xuất hóa đơn thay thế trong trường hợp nào? Mẫu thông báo hóa đơn điện tử có sai sót theo Nghị định 123?