Tác giả giống cây trồng là ai? Bằng bảo hộ giống cây trồng phải ghi nhận thông tin gì về Tác giả giống cây trồng?
Tác giả giống cây trồng là ai?
Tác giả giống cây trồng được giải thích tại Điều 3 Nghị định 79/2023/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người đăng ký là tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký bảo hộ giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi tại khoản 66 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.
2. Chủ sở hữu Bằng bảo hộ giống cây trồng là tổ chức, cá nhân được cấp Bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
3. Tác giả giống cây trồng là tổ chức, cá nhân trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới; trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì các bên là đồng tác giả.
4. Phát hiện và phát triển giống cây trồng mới là hoạt động chọn lọc tìm ra biến dị tự nhiên có sẵn trong quần thể một giống cây trồng hoặc tìm ra nguồn gen mới có sẵn trong tự nhiên, nhân và đánh giá biến dị tự nhiên đó.
5. Khảo nghiệm kỹ thuật (sau đây gọi là Khảo nghiệm DUS) là khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất và tính ổn định của giống cây trồng.
...
Theo đó, tác giả giống cây trồng được hiểu là tổ chức, cá nhân trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới; trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên cùng chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì các bên là đồng tác giả.
Tác giả giống cây trồng là ai? Bằng bảo hộ giống cây trồng phải ghi nhận thông tin gì về Tác giả giống cây trồng? (hình từ internet)
Bằng bảo hộ giống cây trồng phải ghi nhận thông tin gì liên quan đến Tác giả giống cây trồng?
Bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ được quy định tại Điều 168 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
Bằng bảo hộ giống cây trồng và Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là chủ bằng bảo hộ), tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng ghi nhận việc cấp Bằng bảo hộ và nội dung Bằng bảo hộ vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và lưu giữ các thông tin đó.
...
Theo đó, bằng bảo hộ giống cây trồng ghi nhận tên giống và loài cây trồng, tên chủ sở hữu quyền đối với giống cây trồng, tên tác giả giống cây trồng và thời hạn bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 185 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng đề cập về quyền tác giả giống cây trồng như sau:
Quyền tác giả giống cây trồng
Tác giả giống cây trồng có các quyền sau đây:
1. Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng;
...
Quy định trên có nêu, một trong những quyền của tác giả giống cây trồng là được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng.
Từ những quy định trên có thể kết luận, Bằng bảo hộ giống cây trồng phải ghi nhận tên của Tác giả giống cây trồng.
Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định ra sao?
Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định tại Điều 169 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, cụ thể như sau:
Hiệu lực của Bằng bảo hộ giống cây trồng
1. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
2. Bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
3. Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 và Điều 171 của Luật này.
Theo đó, bằng bảo hộ giống cây trồng có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
Cũng theo quy định này thì bằng bảo hộ giống cây trồng sẽ có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.
Lưu ý: Bằng bảo hộ giống cây trồng có thể bị đình chỉ hoặc huỷ bỏ hiệu lực theo quy định tại Điều 170 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được bổ sung bởi khoản 67 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 và Điều 171 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?
- Mẫu bài phát biểu chúc Tết Nguyên đán của Hiệu trưởng hay và ý nghĩa? Tham khảo mẫu bài phát biểu?
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?