Tác giả của công trình khoa học được phân chia lợi nhuận như thế nào trong trường hợp chuyển giao quyền sử dụng cho tổ chức khác?

Cho tôi hỏi về quyền lợi của tác giả đối với công trình khoa học được quy định như thế nào? Khi tác giả đăng ký nghiên cứu công trình khoa học trong một tổ chức thì quyền lợi của tác giả đối với nghiên cứu khoa học là gì? Giả sử nghiên cứu đó được sử dụng tạo ra hiệu quả kinh tế thì ngay từ ban đầu tác giả có phải thỏa thuận trước về quyền lợi đối với sản phẩm của mình hay không? Nếu không thoả thuận sau này tổ chức sử dụng nghiên cứu của tác giả mà không chi trả hoa hồng thì tác giả có kiện được không? Mong nhận được tư vấn, xin cảm ơn.

Tác giả của công trình khoa học và công nghệ là ai và có quyền gì?

Theo khoản 12 Điều 3 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định về cá nhân hoạt động khọa công nghệ như sau:

Cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ.

Theo đó, tác giả của công trình khoa học và công nghệ là người thực hiện và hoạt động khoa học và công.

Quyền của tác giả được quy định tại Điều 20 Luật Khoa học và công nghệ 2013 như sau:

- Tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động khoa học và công nghệ.

- Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác để hoạt động khoa học và công nghệ, ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ.

- Được tạo điều kiện để tham gia, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên.

- Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

- Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

- Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.

- Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật.

- Góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.

- Tư vấn, đề xuất ý kiến xây dựng chính sách, pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước với cơ quan có thẩm quyền, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên và tham gia giám sát việc thực hiện.

- Tham gia tổ chức khoa học và công nghệ, hội, hiệp hội khoa học và công nghệ; tham gia hoạt động đào tạo, tư vấn, hội nghị, hội thảo khoa học và công nghệ; tham gia hoạt động hợp tác quốc tế về khoa học và công nghệ.

- Được xét công nhận, bổ nhiệm vào chức danh quy định tại Điều 19 Luật này.

Tác giả công trình khoa học và công nghệ

Tác giả công trình khoa học và công nghệ

Nghĩa vụ của tác giả công trình khoa học và công nghệ quy định thế nào?

Căn cứ Điều 21 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định về nghĩa vụ của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ như sau:

- Đóng góp trí tuệ, tài năng vào sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

- Thực hiện hợp đồng khoa học và công nghệ đã ký kết.

- Thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giao.

- Đăng ký, lưu giữ và giao kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước.

- Giữ bí mật nhà nước về khoa học và công nghệ, bảo vệ lợi ích của Nhà nước và xã hội.

Tác giả công trình khoa học công nghệ có được phân chia lợi nhuận trong trường hợp chuyển giao quyền sử dụng không?

Theo Điều 42 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ như sau:

“Điều 42. Quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ là tác giả của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ đó. Tác giả của kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được hưởng quyền theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, ta thấy tác giả của công trình nghiên cứu khoa học tại sẽ được hưởng những quyền tại Luật này và Luật Sở hữu trí tuệ.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 42 Nghị định 08/2014/NĐ-CP về phân chia lợi nhuận khi sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học như sau:

- Lợi nhuận sau thuế thu được từ việc sử dụng, chuyển giao quyền sử dụng, chuyển nhượng, góp vốn bằng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được phân chia như sau:

+ Thù lao cho tác giả theo thỏa thuận giữa các bên nhưng tối thiểu là 30%;

+ Phần chia cho người môi giới (nếu có) theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không quá 10%;

+ Sau khi phân chia cho tác giả và người môi giới (nếu có), phần lợi nhuận còn lại được quy định như sau: trường hợp được giao quyền sở hữu thì 50% dành cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% dành cho quỹ phúc lợi, khen thưởng của tổ chức; trường hợp được giao quyền sử dụng thì phải trả lại cho đại diện chủ sở hữu nhà nước theo thỏa thuận giữa các bên nhưng không quá 10%, phần còn lại được dành 50% cho đầu tư nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, 50% cho quỹ phúc lợi, khen thưởng của tổ chức.

- Trường hợp tổ chức, cá nhân sử dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ để hoàn thiện, phát triển công nghệ nhằm thương mại hóa, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

Việc phân chia lợi nhuận thu được từ việc thương mại hóa quy định tại Khoản này phải được thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức, cá nhân đó với chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu nhà nước kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phù hợp với mức độ đóng góp của từng bên.

- Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính quy định việc định giá kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tài sản trí tuệ sử dụng ngân sách nhà nước.

Căn cứ quy định trên, khi đơn vị sử dụng công trình nghiên cứu khoa học công nghệ thì tác giả của công trình này được chia tối thiểu 30% lợi nhuận thu được.

Bên cạnh đó, trong thời gian nghiên cứu khoa học thì tác giả của công trình được hưởng tiền công theo quy định của pháp luật, cụ thể tại Thông tư liên tịch 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN về hướng dẫn định mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước do Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính ban hành

Như vậy, khi ký kết hợp đồng, ngoài tiền công theo quy định pháp luật thì đơn vị cần thỏa thuận cụ thể về phân chia lợi nhuận thu được từ việc sử dụng công trình nghiên cứu khoa học này với tác giả của công trình, tuy nhiên cần lưu ý mức thỏa thuận phải từ 30% trở lên theo quy định của pháp luật.

Công trình khoa học
Tác giả của công trình khoa học và công nghệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tác giả của công trình khoa học được phân chia lợi nhuận như thế nào trong trường hợp chuyển giao quyền sử dụng cho tổ chức khác?
Pháp luật
Cơ sở để xây dựng các tiêu chuẩn xét tặng giải thưởng cho các công trình khoa học và công nghệ ở cấp Bộ là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình khoa học
Trần Thị Huyền Trân Lưu bài viết
2,222 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình khoa học Tác giả của công trình khoa học và công nghệ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào