Tã trẻ em được phân thành mấy loại và yêu cầu về kích thước của tã như thế nào? Trên bao gói của tã trẻ em phải được ghi nhãn bền và rõ ràng với các nội dung gì?
Tã trẻ em được phân thành mấy loại và yêu cầu về kích thước của tã như thế nào?
Theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584:2014 về Tã (bỉm) trẻ em có quy định thì tùy theo cân nặng của trẻ, tã được phân thành các loại như sau:
Cần đảm bảo về kích cỡ và cân nặng của trẻ (kg).
Size S: trẻ nặng từ 4 đến 8kg
Size M: trẻ nặng từ 6 đến 11 kg
Size L: trẻ nặng từ 9 đến 14 kg
Size XL: trẻ nặng từ 12 đến 17kg
Size XXL: trẻ nặng dưới 16 kg.
Bên cạnh đó, tại Mục 5.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584:2014 về Tã (bỉm) trẻ em có yêu cầu về kích thước của tã như sau:
Kích thước toàn bộ (dài x rộng), cm, không nhỏ hơn:
- Sơ sinh: 27,5 x 14,5 cm
- Size S: 36 x 18 cm
- Size M: 40 x 19 cm
- Size L: 44 x 19 cm
- Size XL: 48 x 20 cm
- Size XXL: 51 x 20 cm
Theo đó, trên đây là việc phân loại, yêu cầu về kích thước của tã trẻ em phải đúng với Tiêu chuẩn này.
Trong phương pháp thử, việc xác định pH nước chiết của tã trẻ em được tiến hành theo quy trình mấy bước?
Căn cứ theo Mục 6.7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584:2014 về Tã (bỉm) trẻ em yêu cầu về việc xác định pH nước chiết của tã cụ thể như sau:
"6.7 Xác định pH nước chiết
6.7.1 Nguyên tắc
Chiết 2 g mẫu thử trong 1 h bằng 100 mL nước cất hoặc nước khử ion. Sử dụng thiết bị đo pH xác định pH của nước chiết thu được.
6.7.2 Thiết bị, dụng cụ và thuốc thử
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường trong phòng thí nghiệm và thuốc thử cấp phân tích.
6.7.2.1 Máy đo pH có điện cực thủy tinh và điện cực calomen và có độ chính xác ± 0,05 đơn vị pH.
6.7.2.2 Bình thủy tinh có nút nhám, dung tích 200 mL.
6.7.2.3 Pipet có dung tích 100 mL.
6.7.2.4 Nước cất hoặc nước khử ion loại 3 phù hợp với TCVN 4851 (ISO 3696).
6.7.3 Chuẩn bị mẫu thử
Lấy ngẫu nhiên 3 tã từ mẫu nhận được theo 6.1, bỏ lớp ngoài cùng và/hoặc lớp đáy. Từ mỗi tã, cắt lấy phần giữa với khối lượng 2 g chính xác đến 0,1 g.
6.7.4 Cách tiến hành
Cho mẫu thử đã được chuẩn bị theo 6.7.3 vào trong bình thủy tinh (6.7.2.2). Sau đó, dùng pipet (6.7.2.3) lấy 100 mL nước cất hoặc nước khử ion (6.7.2.4) cho vào trong bình. Đậy nút bình và để trong 1 h ở nhiệt độ (25 ± 2) oC. Trong suốt thời gian ngâm phải lắc bình chứa mẫu ít nhất một lần. Sau thời gian trên, tiến hành đo pH của nước chiết từ mẫu bằng máy đo pH (6.7.2.1).
6.7.5 Tính toán kết quả
Kết quả cuối cùng là giá trị trung bình các kết quả thu được của ba mẫu thử, với độ chính xác đến ± 0,05 đơn vị pH."
Như vậy, khi xác định pH nước chiết của tã trẻ em trong phương pháp thử cần đảm bảo thực hiện theo quy trình như sau:
Bước 1: Đảm bảo về nguyên tắc
Bước 2: Thiết bị dụng cụ thuốc thử
Bước 3: Chuẩn bị mẫu thử
Bước 4: Cách tiến hành
Bước 5: Tính toán kết quả.
Tã trẻ em được phân thành mấy loại và yêu cầu về kích thước của tã như thế nào? (Hình từ Internet)
Trên bao gói của tã trẻ em phải được ghi nhãn bền và rõ ràng với các nội dung gì?
Về ghi nhãn trên tã được quy định tại Mục 7.1 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10584:2014 về Tã (bỉm) trẻ em như sau:
"7 Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
7.1 Ghi nhãn
Trên bao gói của tã trẻ em phải được ghi nhãn bền và rõ ràng với các nội dung sau :
- Tên, thương hiệu, địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối;
- Tên và nhãn hiệu sản phẩm;
- Kích thước, giới hạn cân nặng của trẻ sử dụng;
- Dạng tã;
- Số lượng tã trong mỗi gói;
- Thành phần chính cấu tạo sản phẩm;
- Hướng dẫn cách sử dụng;
- Ngày sản xuất – hạn sử dụng;
- Số hiệu tiêu chuẩn này.
7.2 Bao gói
Tã trẻ em có thể được đóng gói trong túi polyetylen (PE), được dán kín với số lượng nhất định tùy theo loại sản phẩm và kích cỡ. Bao gói tã trẻ em chỉ được mở ra bởi người mua hàng.
Trên bao gói tã trẻ em phải có các thông tin ghi nhãn như qui định trong Điều 7.1.
7.3 Vận chuyển
Vận chuyển sản phẩm tã trẻ em bằng các phương tiện vận chuyển thông thường, đảm bảo tránh mưa nắng. Không chuyên chở chung với các hóa chất gây cháy, ăn mòn, gây kích ứng và các chất bốc mùi khác.
7.4 Bảo quản
Sản phẩm tã trẻ em phải được bảo quản tại nơi thoáng mát, khô ráo sạch sẽ, tránh côn trùng gặm nhấm, không gần nguồn nhiệt, tránh bụi và ánh sáng mặt trời trực tiếp."
Theo đó, trên bao gói của tã trẻ em phải được ghi nhãn bền và rõ ràng với các nội dung sau :
- Tên, thương hiệu, địa chỉ nhà sản xuất hoặc nhập khẩu, phân phối;
- Tên và nhãn hiệu sản phẩm;
- Kích thước, giới hạn cân nặng của trẻ sử dụng;
- Dạng tã;
- Số lượng tã trong mỗi gói;
- Thành phần chính cấu tạo sản phẩm;
- Hướng dẫn cách sử dụng;
- Ngày sản xuất – hạn sử dụng;
- Số hiệu tiêu chuẩn này.
Đồng thời, về vận chuyển và bảo quản sản phẩm tuân thủ theo quy định tại Mục 7.3, 7.4 như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp mới nhất? Tải giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp?
- Mẫu Quyết định thành lập hội đồng thanh lý tài sản cố định mới nhất? Tiêu chuẩn và cách nhận biết tài sản cố định theo Thông tư 45?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên thay đổi người đại diện pháp luật mới nhất? Tải về File word mẫu biên bản?
- Đóng vai anh thanh niên kể lại cuộc gặp gỡ giữa ông họa sĩ và cô kĩ sư ngắn trong truyện Lặng lẽ Sa Pa? Đặc điểm môn Văn là gì?
- Đêm countdown là gì? Countdown 2025 ngày bao nhiêu? Countdown 2025 mấy giờ? Countdown 2025 thứ mấy?