Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Có những quyền hạn và trách nhiệm gì?

Cho tôi hỏi để trở thành Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có những quyền hạn và nghĩa vụ gì? Câu hỏi của anh Minh (Long An).

Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?

Theo Điều 6 Thông tư 54/2013/TT-BGTVT (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Thông tư 33/2017/TT-BGTVT) quy định về tiêu chuẩn của Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam như sau:

Tiêu chuẩn của Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam
1. Yêu cầu hiểu biết:
a) Quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải;
b) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, hoạt động của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải.
2. Yêu cầu trình độ:
a) Tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: điều khiển tàu biển, máy tàu biển, điện - vô tuyến điện tàu thủy, thiết kế tàu biển bậc đại học trở lên;
b) Là Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 3000 GT hoặc tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên và có thời gian đảm nhận chức danh tối thiểu 06 tháng hoặc đăng kiểm viên tàu biển hoặc công chức, viên chức của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải làm công tác an toàn hàng hải, thanh tra hàng hải có thời gian công tác tối thiểu 05 năm;
c) Ngoại ngữ tiếng Anh cấp độ B1 theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ hoặc chứng chỉ quốc tế TOEIC đạt từ 450 điểm hoặc IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên hoặc TOEFL CBT đạt từ 133 điểm trở lên hoặc TOEFL PBT 450 điểm trở lên hoặc TOEFL IBT 45 điểm trở lên hoặc có bằng cử nhân Anh văn;
d) Tin học văn phòng;
đ) Hoàn thành các khóa huấn luyện, cập nhật, bổ sung về nghiệp vụ kiểm tra tàu biển do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức hoặc các tổ chức nước ngoài tổ chức;
e) Đạt yêu cầu trong các kỳ sát hạch do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức;
g) Có tối thiểu 30 lượt thực tập kiểm tra tàu biển Việt Nam được Giám đốc Cảng vụ hàng hải nơi thực tập xác nhận theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe đảm nhiệm công việc được phân công.

Theo đó, để trở thành Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam, cần đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn sau đây:

- Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam phải có hiểu biết về:

+ Quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải;

+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức, hoạt động của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ Hàng hải.

- Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam phải có trình độ chuyên môn:

+ Tốt nghiệp một trong các chuyên ngành: điều khiển tàu biển, máy tàu biển, điện - vô tuyến điện tàu thủy, thiết kế tàu biển bậc đại học trở lên;

+ Là Thuyền trưởng hoặc Máy trưởng tàu biển có tổng dung tích từ 3000 GT hoặc tổng công suất máy chính từ 3000 KW trở lên và có thời gian đảm nhận chức danh tối thiểu 06 tháng hoặc đăng kiểm viên tàu biển hoặc công chức, viên chức của Cục Hàng hải Việt Nam, Cảng vụ hàng hải làm công tác an toàn hàng hải, thanh tra hàng hải có thời gian công tác tối thiểu 05 năm;

+ Có trình độ tiếng Anh cấp độ B1 theo Khung tham khảo Châu Âu chung về ngoại ngữ hoặc chứng chỉ quốc tế TOEIC đạt từ 450 điểm hoặc IELTS đạt từ 4.5 điểm trở lên hoặc TOEFL CBT đạt từ 133 điểm trở lên hoặc TOEFL PBT 450 điểm trở lên hoặc TOEFL IBT 45 điểm trở lên hoặc có bằng cử nhân Anh văn;

+ Có kỹ năng tin học văn phòng;

+ Đã hoàn thành các khóa huấn luyện, cập nhật, bổ sung về nghiệp vụ kiểm tra tàu biển do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức hoặc các tổ chức nước ngoài tổ chức;

+ Đạt yêu cầu trong các kỳ sát hạch do Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức;

+ Có tối thiểu 30 lượt thực tập kiểm tra tàu biển Việt Nam được Giám đốc Cảng vụ hàng hải nơi thực tập xác nhận theo mẫu Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 54/2013/TT-BGTVT.

Mẫu giấy xác nhận thực tập: TẢI VỀ

xác nhận thực tập

- Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe đảm nhiệm công việc được phân công.

Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam

Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam (Hình từ Internet)

Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có những quyền hạn gì?

Theo Điều 4 Thông tư 54/2013/TT-BGTVT quy định về quyền hạn của sỹ quan kiểm tra tàu biển như sau:

Quyền hạn của sỹ quan kiểm tra tàu biển
1. Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải; yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng cung cấp các hồ sơ, giấy tờ, tạo điều kiện cần thiết trên tàu để thực hiện các công việc kiểm tra.
2. Bảo lưu và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam các ý kiến khác với quyết định của Giám đốc Cảng vụ Hàng hải về kết luận tình trạng an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải của tàu biển được kiểm tra.
3. Từ chối kiểm tra tàu biển trong trường hợp các điều kiện an toàn lao động không đảm bảo.

Theo đó, Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có những quyền hạn như sau:

- Kiểm tra việc tuân thủ các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và các quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải; yêu cầu chủ tàu, thuyền trưởng cung cấp các hồ sơ, giấy tờ, tạo điều kiện cần thiết trên tàu để thực hiện các công việc kiểm tra.

- Bảo lưu và báo cáo Cục Hàng hải Việt Nam các ý kiến khác với quyết định của Giám đốc Cảng vụ Hàng hải về kết luận tình trạng an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và điều kiện lao động hàng hải của tàu biển được kiểm tra.

- Từ chối kiểm tra tàu biển trong trường hợp các điều kiện an toàn lao động không đảm bảo.

Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có những trách nhiệm gì?

Theo Điều 5 Thông tư 54/2013/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của sỹ quan kiểm tra tàu biển như sau:

Trách nhiệm của sỹ quan kiểm tra tàu biển
1. Khi tiến hành kiểm tra tàu, phải xuất trình thẻ sỹ quan kiểm tra tàu biển cho thuyền viên trực ca.
2. Thực hiện các hoạt động kiểm tra tàu biển một cách khách quan, đúng pháp luật và không vì mục đích vụ lợi; mọi hành vi lạm dụng quyền hạn hoặc cố ý làm trái sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo đó, Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có những trách nhiệm như sau:

- Khi tiến hành kiểm tra tàu, phải xuất trình thẻ sỹ quan kiểm tra tàu biển cho thuyền viên trực ca.

- Thực hiện các hoạt động kiểm tra tàu biển một cách khách quan, đúng pháp luật và không vì mục đích vụ lợi; mọi hành vi lạm dụng quyền hạn hoặc cố ý làm trái sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Sỹ quan kiểm tra tàu biển
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sỹ quan kiểm tra tàu biển có những quyền hạn, trách nhiệm gì? Tiêu chuẩn của Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam được quy định thế nào?
Pháp luật
Sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào? Có những quyền hạn và trách nhiệm gì?
Pháp luật
Ban giám khảo, hội đồng sát hạch sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Pháp luật
Hồ sơ cấp thẻ sỹ quan kiểm tra tàu biển Việt Nam gồm những giấy tờ nào? Có mấy loại thẻ sỹ quan kiểm tra tàu biển?
Pháp luật
Hồ sơ đổi thẻ sỹ quan kiểm tra tàu biển bao gồm những thành phần nào? Phải đáp ứng những điều kiện gì để được đổi thẻ sỹ quan kiểm tra tàu biển?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sỹ quan kiểm tra tàu biển
448 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Sỹ quan kiểm tra tàu biển
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào