Sửa đổi các điều khoản về mức chi xây dựng đề cương chương trình cải cách hành chính Nhà nước như thế nào?
Quy định mức chi xây dựng đề cương chương trình cải cách hành chính?
Căn cứ quy định tại khoản 1, khoản 7, khoản 12, khoản 14 Điều 4 Thông tư 26/2019/TT-BTC quy định sửa đổi xây dựng đề cương chương trình cải cách hành chính như sau:
"Điều 4. Mức chi
1. Chi xây dựng đề cương chương trình cải cách hành chính; chi xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương; các cuộc họp góp ý, tổ chức thẩm định đề cương, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, 5 năm, báo cáo cải cách hành chính hàng năm, 5 năm: Thực hiện theo quy định đối với mức chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở.
...
7. Chi thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính
a) Chi xây dựng tin, bài, ấn phẩm, sản phẩm truyền thông về cải cách hành chính: Thực hiện theo quy định về chế độ nhuận bút quy định tại Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2014 của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và các văn bản hướng dẫn;
b) Chi tạo lập thông tin điện tử phục vụ công tác tuyên truyền cải cách hành chính: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;
c) Chi tổ chức các hội thi, cuộc thi về cải cách hành chính: Thực hiện theo quy định về mức chi tổ chức các cuộc thi quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân sở tại;
d) Các nội dung chi khác liên quan tới công tác thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính chưa quy định mức chi cụ thể: Căn cứ vào hóa đơn, chứng từ chi tiêu hợp pháp và được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong phạm vi dự toán đã được giao.
...
12. Chi duy trì Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh; chi xây dựng, nâng cấp, quản lý và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu cải cách hành chính, website cải cách hành chính: Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 194/2012/TT-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn mức chi tạo lập thông tin điện tử nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
Chi xây dựng Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh: Thực hiện theo quy định tại Nghị định số 102/2009/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
...
14. Chi làm thêm giờ: Thực hiện theo quy định tại Bộ luật lao động và Thông tư liên tịch số 08/2005/TTLT-BNV-BTC ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
..."
Như vậy, nội dung thực hiện mức chi xây dựng đề cương chương trình cải cách hành chính được quy định như trên.
Sửa đổi các điều khoản về mức chi xây dựng đề cương chương trình cải cách hành chính Nhà nước? Mục tiêu thực hiện cải cách bộ máy hành chính Nhà nước?
Quy định sửa đổi, bổ sung thực hiện mức chi xây dựng đề cương chương trình cải cách hành chính?
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Thông tư 33/2022/TT-BTC sửa đổi Thông tư 26/2019/TT-BTC như sau:
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 như sau:
“1. Chi xây dựng đề cương chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, 5 năm, 10 năm; chi xây dựng Bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương, chỉ tổ chức các cuộc họp góp ý, thẩm định đề cương chương trình, kế hoạch cải cách hành chính hàng năm, 5 năm, 10 năm và góp ý báo cáo cải cách hành chính chuyên đề, định kỳ: Thực hiện theo quy định đối với mức chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch quy định tại Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27 tháng 01 năm 2014 của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở".
...
4, Sửa đổi điểm b khoản 7 Điều 4 như sau: “7, Chỉ thông tin, tuyên truyền về cải cách hành chính
b) Chi tạo lập thông tin điện tử phục vụ công tác tuyên truyền cải cách hành chính: Thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông".
...
5. Sửa đổi khoản 12 Điều 4 như sau:
12. Chỉ xây dựng, duy trì hệ thống công nghệ thông tin phục vụ công tác giải quyết thủ tục hành chính; chi xây dựng, nâng cấp, quản lý và vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu cải cách hành chính, website cải cách hành chính; chỉ số hóa phục vụ công tác cải cách hành chính: Thực hiện theo quy định về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan; các định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực thông tin và truyền thông”.
...
6. Sửa đổi khoản 14 Điều 4 như sau:
“14. Chỉ làm thêm giờ: Thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật hiện hành”.
Như vậy, mức chi xây dựng đề cương chương trình cải cách hành chính được quy định sửa đổi, bổ sung như trên.
Mục tiêu của chương trình thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước?
Căn cứ mục 3 Phần III Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 quy định mục tiêu của chương trình thực hiện cải cách bộ máy hành chính nhà nước như sau:
- Tiếp tục rà soát chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước các cấp, định rõ việc của cơ quan hành chính nhà nước; phân định rõ mô hình tổ chức chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Tăng cường đổi mới, cải tiến phương thức làm việc nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và sắp xếp, tinh gọn hệ thống tổ chức cơ quan hành chính nhà nước các cấp theo quy định. Đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước; tăng cường rà soát, sắp xếp lại hệ thống các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, có cơ cấu hợp lý và nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Đến năm 2025:
+ Hoàn thành việc nghiên cứu, đề xuất mô hình tổ chức tổng thể của hệ thống hành chính nhà nước phù hợp với yêu cầu, điều kiện cụ thể của nước ta trong giai đoạn mới.
+ Phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, tổ chức, khắc phục được tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức trong hệ thống hành chính nhà nước.
+ Hoàn thành việc sắp xếp thu gọn các đơn vị hành chính cấp huyện, xã và thôn, tổ dân phố theo tiêu chuẩn quy định.
+ Giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2021.
+ Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 90%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 85%.
- Đến năm 2030:
+ Tiếp tục sắp xếp, kiện toàn cơ cấu tổ chức Chính phủ theo hướng giảm hợp lý đầu mối các bộ, cơ quan ngang bộ và giảm tương ứng số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; giảm mạnh đầu mối các tổ chức trung gian.
+ Tiếp tục giảm bình quân 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm 2025.
+ Mức độ hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 95%. Mức độ hài lòng của người dân về cung cấp dịch vụ y tế, giáo dục công lập đạt tối thiểu 90%
+ Phân định rõ và tổ chức thực hiện mô hình chính quyền nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Như vậy, mục tiêu thực hiện cải cách bộ máy hình chính nhà nước được quy định như trên.
Thông tư 33/2022/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/8/2022.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?