Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào?
- Ngân sách trung ương là gì? Ngân sách địa phương là gì?
- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào?
- Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương như thế nào trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường?
Mới đây, ngày 25/5/2023, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 31/2023/TT-BTC sửa đổi Thông tư 02/2017/TT-BTC hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Ngân sách trung ương là gì? Ngân sách địa phương là gì?
Tại Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015 đã khái niệm:
- Ngân sách trung ương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp trung ương hưởng và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp trung ương.
- Ngân sách địa phương là các khoản thu ngân sách nhà nước phân cấp cho cấp địa phương hưởng, thu bổ sung từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương và các khoản chi ngân sách nhà nước thuộc nhiệm vụ chi của cấp địa phương.
Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào? (Hình từ Internet)
Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường như thế nào?
Căn cứ Điều 1 Thông tư 31/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BTC như sau:
Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương được quy định tại Điều 151 và điểm a khoản 1 Điều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, cụ thể:
- Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải, bao gồm: điều tra, đánh giá, kiểm soát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường quy mô liên tỉnh, liên vùng; lập danh mục chất thải; xây dựng tiêu chí về công nghệ, kỹ thuật xử lý chất thải thuộc trách nhiệm của trung ương.
- Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường.
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường,
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc trách nhiệm của trung ương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường.
- Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.
- Các hoạt động quản lý nhà nước khác về bảo vệ môi trường thuộc nhiệm vụ của trung ương theo quy định của pháp luật.
- Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường từ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 ĐIều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Sửa đổi, bổ sung nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương như thế nào trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường?
Căn cứ khoản 2 Điều 1 Thông tư 31/2023/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BTC như sau:
Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương được quy định tại Điều 152 Nghị định 08/2022/NĐ-CP và điểm a khoản 1 Điều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP:
Việc phân định cụ thể các nhiệm vụ chi về bảo vệ môi trường nêu trên của ngân sách địa phương cho các cấp ngân sách ở địa phương do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định. Nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương trong công tác quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường được quy định như sau:
- Quản lý chất thải, hỗ trợ xử lý chất thải.
- Xử lý, cải tạo, phục hồi chất lượng môi trường,
- Xây dựng hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường; trang thiết bị để bảo vệ môi trường; quan trắc môi trường
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu thuộc nhiệm vụ của địa phương và theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
- Bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu
- Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao, ứng dụng công nghệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ, pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Truyền thông, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường; giáo dục môi trường; phổ biến kiến thức, tuyên truyền pháp luật về bảo vệ môi trường
- Hoạt động hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường
- Các hoạt động quản lý nhà nước khác bảo vệ môi trường thuộc trách nhiệm của địa phương theo quy định của pháp luật
- Chi sự nghiệp bảo vệ môi trường từ nguồn ngân sách nhà nước chi thường xuyên cho bảo vệ môi trường theo quy định tại điểm a khoản 1 ĐIều 153 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.
Thông tư 31/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 11/7/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?
- Tổng hợp cách tra cứu phạt nguội toàn quốc 2025 nhanh chóng? Cách kiểm tra phạt nguội online toàn quốc chi tiết thế nào?